Trong những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước đang vui mừng hướng tới kỷ
niệm 47 năm Chiến thắng
30/4, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày
30/4/1975, đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Một
trong những chiến công lớn của thế kỷ XX, là bản thiên anh hùng ca vĩ đại
của chiến tranh Nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Đảng, Nhà nước và quân dân ta tổ
chức các hoạt động kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì
trên một số diễn đàn, đài báo, mạng internet lại xuất hiện những thông tin
ngược dòng lịch sử, phủ nhận chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.
Những kẻ cố tình xuyên tạc, phủ nhận thắng lợi vĩ đại đó của dân tộc ta
bằng những luận điệu hết sức phi lý, rằng: đó là sự nhân nhượng của Chính phủ
Mỹ chứ không phải là thắng lợi của Việt Nam; hay chiến tranh Việt Nam là cuộc
“nội chiến” huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam – Bắc. Chúng còn xuyên tạc khi
gọi cuộc chiến tranh Việt Nam là “cuộc chiến tranh mang tính chất ủy nhiệm,
chiến tranh mang tính ý thức hệ”.
Có luận điệu đòi “định danh lại ngày 30/4 cho phù hợp” vì không chấp nhận
30/4 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ lý giải một cách
xuyên tạc rằng: Gọi ngày 30/4 là “ngày giải phóng” thì mơ hồ vì không thể có
miền Bắc đi giải phóng cho miền Nam; gọi là “Ngày thống nhất” thì rất khiên
cưỡng vì Việt Nam DCCH và Việt Nam cộng hòa là hai nước khác nhau; gọi là “Ngày
hòa bình” sao được vì đất nước đến nay vẫn chưa có hòa bình.
Có người còn tung video clip lên facebook đưa tin: “Phải gọi là Mặt trận
xâm lược nước Việt Nam Cộng hòa chứ không phải là Mặt trận giải phóng miền Nam;
không được gọi là giải phóng và thống nhất mà phải gọi là cộng sản Việt Nam xâm
lược, cướp nước Việt Nam cộng hòa”. Mới đây trên trang facebook Thanh nien
công giáo đã đăng status: “Chiếc xe tăng 30/4 đã thực hiện một nhiệm vụ lịch
sử" không thể nào kinh khủng hơn. Nó đã húc không chỉ sập một cánh cổng mà
nó đã phá tan một quốc gia. Nó đã nghiền vụn một nền văn hoá”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét