Như chúng ta đã biết,
hiện nay, trong quá trình chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch tập
trung vào chống phá Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưởng của toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân ta. Trong đó, tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong
những mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ của chúng.
Việc
các thế lực thù địch lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để tấn công vào Đảng
ta cũng như hệ tư tưởng của Việt Nam không phải là vấn đề mới. Nhiều hãng thông
tấn, báo chí và trang web như Báo cáo nhân quyền thế giới hàng năm, Nghị quyết
của Nghị viện EU, Báo cáo thường niên, thông cáo báo chí của các tổ chức quốc tế;
Báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF)… đã và đang “rêu rao” rằng:
ở Việt Nam “Không có tự do ngôn luận, tự do báo chí”; “Việt Nam kiểm soát và
bóp nghẹt quyền tự do báo chí, tự do internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều
blogger”... Họ cố tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách
quan về tình hình tự do báo chí để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền
hòng hạ thấp uy tín nước ta trên trường quốc tế, cũng như hạ thấp vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên lĩnh vực báo chí, một số đối tượng còn
thành lập các câu lạc bộ, các diễn đàn trên mạng dưới chiêu bài “tự do ngôn luận,
tự do báo chí” để tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống phá Đảng, Nhà
nước Việt Nam.
Hơn ai hết, chúng
ta cần hiểu rằng: Quyền tự do ngôn luận báo chí được
hiểu đó là một quyền con người, quyền công dân, đó
là quyền của tất cả mọi người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt
mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức bằng miệng, bằng bản
viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật… Điều này có nghĩa là mọi người đều có
quyền giữ và trình bày quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp. Tuy nhiên,
về việc thực hiện những quyền này phải được kèm theo những nghĩa vụ và trách
nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định. Những
hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để tôn trọng các quyền hoặc
uy tín của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ
hoặc đạo đức của công chúng…
Hiện nay, pháp luật
về báo chí của Nhà nước ta đã đầy đủ với tư duy mới về quyền con người, bảo đảm
đầy đủ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, bao gồm cả tự do internet và mạng
xã hội. Luật Báo chí của Việt Nam (2016) quy định: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội;
có nhiệm vụ, quyền hạn: tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh và hướng
dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân.
Luật báo chí cũng có những quy định cấm báo chí không được đăng, phát thông tin
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận
chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, chia rẽ giữa các
tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền, lực lượng vũ trang; gây hằn
thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam; chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn
giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn
giáo; phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế; đưa thông tin sai sự
thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân
phẩm của cá nhân.
Như vậy, mọi người
đều có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tuy vậy
việc thực thi những quyền này được hạn chế trong những khuôn khổ nhất định của
luật pháp mỗi nước. Bên cạnh đó, việc thực thi các quyền này trong khuôn khổ của
pháp luật còn là một điều kiện quan trọng để phát triển xã hội. Và tự do ngôn
luận, tự do báo chí của người dân Việt Nam đã được hiến định, bảo đảm bằng một
hệ thống pháp luật minh bạch. Mọi luận điệu xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí của Việt Nam cần phải bị bác bỏ và lên án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét