Giá xăng dầu tăng từ những tác động
khách quan của tình hình thế giới là điều bất đắc dĩ. Những ảnh hưởng, khó khăn
từ việc tăng giá đó đến nền kinh tế là khó tránh khỏi. Để hạ nhiệt, giảm thiểu
những tác động tiêu cực kép của việc giá xăng tăng từ trước đến nay Đảng, Nhà
nước ta luôn có những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời, hiệu quả.
Chính phủ ta đã ban hành Nghị
định 84/2009/NĐ-CP (Nghị định 84) ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu đã xác
định nguyên tắc cơ bản là “Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước”. Nhà nước thực hiện giám sát kiểm soát và
điều tiết giá xăng dầu thông qua việc quy định công thức tính giá cơ sở theo bình
quân giá xăng dầu thế giới 30 ngày để các doanh nghiệp có căn cứ tính toán và
đăng ký với cơ quan nhà nước.
Có thể thấy rằng việc điều hành
kinh doanh xăng dầu thời gian qua đã theo đúng các quy định tại Nghị định 84 và
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, giá xăng dầu trong nước bám sát diễn
biến giá xăng dầu thế giới, đảm bảo chia sẻ hài hoà lợi ích giữa Nhà nước,
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mỗi khi thị trường có biến động mạnh dẫn đến
phải điều chỉnh giá, Bộ Tài chính đều có thông báo công khai về giá cơ sở theo
cách tính của Nghị định 84, mức tăng, giảm giá và cũng như việc sử dụng các
công cụ tài chính (thuế, quỹ bình ổn giá) linh hoạt để đảm bảo hạn chế tác động
đến nền kinh tế.
Bên cạnh việc quản lý, điều hành
giá xăng dầu theo những quy định hiện hành, Bộ Tài chính cũng phối hợp với Bộ
Công Thương và các đơn vị có liên quan thông báo công khai trên các phương tiện
thông tin đại chúng về nguyên tắc điều hành và về mức điều chỉnh giá của các
lần điều chỉnh tăng, giảm giá xăng dầu.
Cùng với đó, Bộ Tài chính đã phối
hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương, tích cực, quyết liệt, trong quản lý giá,
góp phần tích cực vào việc kiểm soát lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô,
tăng trưởng hợp lý và an sinh xã hội. Bộ Tài chính đã liên tục tiến hành thanh
tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối. Nội dung kiểm
tra tập trung vào việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong việc thực hiện
đăng ký giá và các yếu tố hình thành giá bán xăng dầu; kiểm tra việc chấp hành
thuế và chi trả thù lao đại lý của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu
mối.
Như vậy, có thể thấy Bộ Tài chính
đã luôn theo dõi sát sao tình hình giá xăng dầu thế giới, sử dụng kịp thời các
công cụ tài chính như thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá để hạn chế những biến
động lớn về giá xăng dầu gây bất ổn đến nền kinh tế.
Thế vậy mà trong thời gian gần
đây có không ít những bài viết của các thế lực thù địch phản động lợi dụng vấn
đề giá xăng tăng để xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; chúng cắt ghép, đưa những
sự kiện có thật để xen vào đó những thông tin sai lệch, chúng cho rằng: Giá
xăng dầu trong nước tăng cao hơn với các nước trong khu vực, do chịu nhiều loại
thuế, vu cáo Nhà nước để giá xăng, dầu lên cao để “bóc lột” nhân dân. Đó là bản
chất dối trá lừa bịp của bọn phản động, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người
dân tạo tâm lý bức xúc, hoang mang, thiếu tin tưởng vào Đảng, Nhà nước trong
bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid như hiện nay. Chúng ta tuyệt đối không chủ
quan, lơ là, mà phải luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, kiên quyết vạch
trần, kịp thời bác bỏ mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cố tình
đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc về kinh tế ở Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét