Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2022

NVB39 - Phản bác những luận điệu suy diễn, xuyên tạc về vấn đề giá xăng dầu tăng cao ở Việt Nam thời gian qua

 

Thời gian qua, việc giá xăng dầu liên tục tăng mạnh trên thị trường thế giới và nội địa, đã được dư luận đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân của tình hình, tác động và hệ lụy, xu thế và triển vọng, thái độ và cách ứng phó của Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội đối với vấn đề này đang là những chủ đề nóng trên các diễn đàn và phương tiện thông tin đại chúng.

Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phản động liên tục phát tán những bài viết, đưa ra những quan điểm sai trái, thù địch, phản động, xuyên tạc sai sự thật về giá xăng dầu trong nước, cho rằng giá xăng dầu của Việt Nam cao hơn thế giới do phải chịu nhiều loại thuế, phí; suy diễn Đảng, Nhà nước bóc lột nhân dân, làm giàu cho một bộ phận lợi ích nhóm; làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Điển hình như ngày 17/3/2022 trên trang facebook Chân Trời Mới Media đối tượng Hoàng Hải Vân phát tán bài “Giá xăng dầu tăng cao, bức xúc về sự lừa dối cao điểm”; ngày 19/3/2022 trên trang facebook Việt Tân, đối tượng Ngọc Thu tán phát bài “Xăng dầu là mặt hàng xa xỉ, cần hạn chế sử dụng”.

Chúng ta phải nhận thức rằng trong thời gian qua, hoạt động điều hành liên quan đến trực tiếp đến giá xăng dầu, hay rộng hơn ổn định vĩ mô, đã được Chính phủ và các bộ, ngành, trực tiếp đóng vai trò chủ công là Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đang nỗ lực rất cao và xử lý hài hòa vấn đề. Giá xăng dầu trong nước tăng cao thời gian qua xuất phát từ những lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất, đại dịch covid-19 trong hơn 2 năm qua đã làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên toàn thế giới bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động thậm chí phá sản, do đó đã làm giảm mạnh giá năng lượng, nhất là vào năm 2020. Tuy nhiên, ngay sau khi đại dịch được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trở lại hoạt động bình thường thì đã xảy ra một vấn đề mới đó là trước nhu cầu tăng lên rất nhanh về dầu mỏ đã làm cho giá tăng nhanh khó kiểm soát.

Thứ hai, các công ty dầu mỏ phương Tây, một phần chịu áp lực từ các nhà đầu tư và các nhà hoạt động môi trường, đang khoan dầu ít hơn so với trước đại dịch để kìm hãm sự gia tăng nguồn cung. Các nhà điều hành trong ngành cho biết đang cố gắng không mắc phải sai lầm tương tự trong quá khứ khi họ bơm quá nhiều dầu lúc giá cao, dẫn đến sự sụt giảm giá. Ở những nước khác như Ecuador, Kazakhstan và Libya, thiên tai và bất ổn chính trị đã hạn chế sản lượng trong những tháng gần đây.

Thứ ba, về nhu cầu, phần lớn thế giới đang học cách đối phó với đại dịch, mọi người háo hức mua sắm và thực hiện các chuyến đi. Lo ngại phải tiếp xúc với virus lây nhiễm, nhiều người đang chọn lái xe riêng thay vì sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Thứ tư, tình hình chiến sự Nga-Ukraina đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình dầu mỏ thế giới. Nga sản xuất 10 triệu thùng dầu mỗi ngày và là nguồn cung dầu mỏ chủ yếu của nhiều nước châu Âu, có tác động rất lớn đến nguồn cung dầu mỏ thế giới. Do vậy, các lệnh trừng phạt và cấm vận kinh tế mà Mỹ và phương tây đang áp dụng với Nga đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ của Nga. Khi nguồn cung dầu mỏ, khí đốt từ Nga bị hạn chế, các nguồn cung khác không đủ để đáp ứng nhu cầu đã làm cho giá dầu mỏ, khí đốt tại các nước nhập khẩu này tăng mạnh và kéo theo sự tăng mạnh của thị trường dầu mỏ, khí đốt toàn cầu.

Việt Nam có một trữ lượng dầu mỏ rất lớn, tuy nhiên chúng ta chủ yếu khai thác và xuất khẩu dầu thô. Các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam hiện tại không đủ để cung cấp nhu cầu. Để nâng cao năng lực và tự chủ 100% xăng dầu, khí đốt là điều không thể giải quyết được ngay, kể cả các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn ở Trung Đông thì một số loại dầu mỏ vẫn phải nhập khẩu do có những loại dầu mỏ có các tính chất khác nhau mà bản thân nước họ không có. Vì vậy khi giá dầu mỏ trên thế giới tăng cao thì không có nước nào không bị ảnh hưởng.

Lâu nay, có những giai đoạn giá dầu thế giới tăng cao nhưng giá dầu trong nước vẫn giữ được sự ổn định tương đối là do chính sách bình ổn, hỗ trợ giá xăng dầu của Chính phủ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại, quỹ bình ổn giá xăng dầu của chúng ta không đủ để giải quyết được sự tăng lên quá nhanh của giá dầu thế giới. Chúng ta chỉ có thể điều chỉnh từng bước một và có các chính sách phù hợp để tránh cho chi phí đẩy tăng cao dẫn đến nền kinh tế lạm phát mạnh. Vẫn biết nhu cầu xăng dầu là vô cùng lớn, giá xăng dầu tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân. Nhưng trong bối cảnh chung của thế giới như vậy, mỗi người dân cần phải có sự cảm thông nhất định và cần có cái nhìn khách quan, có sự ghi nhận nhất định về những nỗ lực của chính phủ. Mỗi chúng ta cần nâng cao tinh thần cảnh giác tránh rơi vào các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, đồng thời tích cực vạch trần những âm mưu thâm độc của chúng, góp phần giữ vững an toàn, an ninh xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...