Xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu, tác động đến giá cả thị
trường. Theo tính toán của các doanh nghiệp kinh doanh, được biết một lít xăng
đang chịu đánh thuế hơn 10.000 đồng tiền thuế các loại. Đơn cử, một lít
xăng RON95 nhập về có giá khoảng 14.900 đồng thì thuế tiêu thụ đặc biệt (10%)
tương ứng 1.490 đồng, thuế bảo vệ môi trường 4.000 đồng/lít, thuế nhập khẩu
(8%) 1.190 đồng và thuế giá trị gia tăng (10%) 2.500 đồng. Như vậy, tổng
số tiền thuế một lít xăng RON 95 đang chịu hơn 10.000 đồng. Còn với các
mặt hàng xăng dầu khác cũng có mức thuế 8.000 - 9.000 đồng, tùy theo mức thuế
từng mặt hàng.
Về chính sách thuế đối với xăng dầu, Bộ Tài chính cho
biết hiện nay, các sắc thuế áp dụng với xăng dầu gồm thuế nhập khẩu đối với
xăng dầu nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu
thụ đặc biệt (chỉ thu đối với xăng). Các mặt hàng xăng dầu không chịu các khoản
phí, lệ phí nộp cho ngân sách nhà nước. So với nhiều nước trên thế giới, tỉ
trọng thuế trong giá xăng dầu bán ra trong nước đang thấp hơn mức bình quân
chung. Tỉ trọng thuế trong giá bán xăng dầu ở nhiều nước chủ yếu trong khoảng
45 - 60%, ngoại trừ một số nước có trữ lượng dầu mỏ lớn tỉ trọng này thấp hơn.
Trong khi đó, ở nước ta, tỉ trọng thuế đối với xăng khoảng 38%, với dầu khoảng
20%.
Như vậy, đối với việc đánh thuế của Việt Nam đối với mặt
hàng xăng dầu vẫn thấp hơn so với nhiều nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh căng
thẳng Nga - Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, giá xăng dầu thế giới có thể tiếp
tục tăng thêm, tác động tiêu cực đến giá bán xăng dầu trong nước. Nhiều
quan điểm cho rằng chính sách thuế của Việt Nam tự do nâng giá gây thiệt hại
cho người tiêu dùng, mất ổn định tình hình xã hội. Đây là quan điểm, nhận định
hoàn toàn sai trái. Chúng ta là một nước đang phát triển, việc tự sản xuất phục
vụ chưa thể đáp ứng được nhu cầu của đất nước cần phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Vì vậy, giá cả phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu thế giới. Việc đánh thuế gần như
không có thay đổi nhiều, thậm chí Nhà nước còn có trách nhiệm bù lỗ để giữ bình
ổn, đảm bảo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp. Giả sử như vừa qua Bộ Tài
chính đề xuất mức giảm thuế 1.000 đồng/lít, từ 4.000 xuống 3.000 đồng với xăng
và 500 đồng/lít, từ 2.000 xuống 1.500 đồng với dầu diesel,…
Qua đây, khẳng định một điều Đảng, Nhà nước luôn có trách nhiệm
trong kiểm soát giá xăng dầu theo hướng có lợi nhất cho người dân Việt Nam.
Việc giá xăng dầu bất ổn là do tình hình bất ổn Nga – Ukraine dẫn đến
giá xăng dầu thế giới tăng lên bất thường. Chúng ta mong rằng hai nước sẽ tìm
ra hướng đi chung để tạo ổn định tình hình thế giới cũng như các mặt đời sống
xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét