Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2022

NVI39 - CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG “BỐN KHÔNG” VÀ QUAN ĐIỂM NHẤT QUÁN CỦA VIỆT NAM

 

Sách trắng Quốc phòng năm 2019 đã nêu rõ chủ trương của Việt Nam là “không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Quan điểm về chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam nhằm mục đích hòa bình, tự vệ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa. Chính sách này còn khẳng định chính sách đối ngoại quốc phòng sáng suốt, linh hoạt của nước ta trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời chính sách này còn thể hiện rõ lập trường kiên định của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền quốc gia, tránh để căng thẳng biến thành xung đột quân sự, giữ vững nguyên tắc bảo đảm độc lập, tự chủ về quốc phòng - an ninh cho đất nước. Đây là nguyên tắc bất di, bất dịch, cần được quán triệt trong mọi kế hoạch, biện pháp của công tác đối ngoại quốc phòng.  

Hiện đại hóa quân đội để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

 
Bên cạnh đó, việc Việt Nam tiếp tục thực hiện hiện đại hóa quân đội và đa dạng quan hệ quốc phòng cho thấy quyết tâm trong bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước. Việt Nam muốn thể hiện một chính sách quốc phòng hòa bình, không chỉ giúp khẳng định lợi ích quốc gia dân tộc, mà còn cho thấy Việt Nam là một đối tác có tinh thần xây dựng đối với an ninh khu vực và quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam gia tăng hợp tác quốc phòng với các nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuy nhiên trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động như hiện nay đã xuất hiện nhiều quan điểm cho rằng chính sách “bốn không” của Việt Nam đã không còn phù hợp. Thực hiện chính sách “bốn không” này là “tự trói tay mình”, là lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp với thực tế, đi ngược lại với xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam sẽ bị cô lập trong cộng đồng quốc tế, đó là chính sách “không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi”, nếu  không thì không bảo vệ được độc lập, chủ quyền, nhất là chủ quyền ở Biển Đông….

Đây thực sự là những quan điểm phản động, chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị nhằm âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Các quan điểm này nhìn chung nhằm mục đích thúc đẩy làm phát sinh các mối quan hệ liên minh với một số nước lớn để nhằm đổi lại các lợi ích về kinh tế, chính trị hoặc núp dưới chiêu bài hỗ trợ Việt Nam để giữ gìn an ninh khu vực và quốc tế, “bảo vệ độc lập, chủ quyền”, ngăn chặn hoạt động bành trướng, can thiệp, tranh chấp trên các khu vực biên giới, biển đảo…  Đây thực chất chính là luận điệu nhằm đẩy nước ta rơi vào sự lệ thuộc, phụ thuộc vào các tổ chức, quốc gia khác. Bởi vì nếu chúng ta tham gia vào các liên minh này sẽ phải chịu sự tác động từ các yếu tố bên ngoài với nhiều mục tiêu, quan điểm chính trị khác nhau, từ đó tất yếu dẫn đến tình trạng xung đột, đối đầu lẫn nhau, nhất là khi phát sinh những mâu thuẫn về lợi ích. Từ đó sẽ làm xuất hiện các hoạt động công khai hoặc ngầm chạy đua vũ trang, tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh hoạt động khiêu khích, lôi kéo các quốc gia, khu vực đến gần với hiểm họa xung đột và chiến tranh. Ngoài ra cần phải nhận thức rằng trên thực tế chưa bao giờ có nước nào có thể hy sinh quyền lợi của dân tộc mình chỉ vì lợi ích của một dân tộc khác. Chính vì vậy, trong mọi điều kiện hoàn cảnh, dù là thời bình hay thời chiến chúng ta không thể ảo tưởng, mất cảnh giác, trông chờ vào sự trợ giúp của nước ngoài.

Cần khẳng định rằng, từ trước đến nay trong lịch sử cũng như thời hiện đại, nhân dân Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo vệ Tổ quốc là luôn dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần tự lực cánh sinh, phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đó là đường lối độc lập, tự chủ. Chính sách quốc phòng "bốn không" là biểu hiện cụ thể của đường lối, chính sách độc lập, tự chủ trên lĩnh vực quốc phòng trong bối cảnh lịch sử mới, là hoàn toàn đúng đắn... Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, chính sách quốc phòng "bốn không", chúng ta mới có thể kết hợp và phát huy tốt nhất các nguồn sức mạnh để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền Tổ quốc.

 

 


 

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...