Có 1 thời gian dài, vỉa hè Hà Nội lưu truyền câu vè "khôn
như Phú, lú như Trọng, lật lọng như Nghiên, liên thiên như Triệu". Người
ta chỉ thấy Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên GS Triết trường Nhân Văn, chỉ toàn nói
những câu khô khan, kinh viện, dẫu đúng đắn nhưng lạc lọng với thời đại làm
quan là để mưu quyền rồi kiếm tiền. Làm quan mà không "vinh thân, phì
gia" thì làm làm gì, chẳng phải lú lẫn thì là gì. Vậy nhưng, mấy chục năm
trong chính trường, hóa ra những câu “TIỀN BẠC LẮM LÀM GÌ, DANH DỰ MỚI LÀ ĐIỀU
THIÊNG LIÊNG CAO QUÝ” lại là lời nói thật, của bậc ngôn hành hợp nhất, đại trí
tuệ.
Có thể nói, di sản chính trị của ông đã thành hình, điều mà mấy
chục năm qua có lẽ gần như duy nhất. Đấy là điều may mắn cho đất nước này, bởi
lẽ:
Di sản ấy gạt đi được những tiền lệ xấu. Người
theo đuổi con đường chính trị, giờ đã nhìn rõ, nếu muốn kiếm tiền thì không nên
đi theo con đường nên chỉ dành cho những người muốn thay đổi xã hội, phụng sự
đất nước hoặc tạo ra các di sản tích cực.
Di sản ấy mở ra những tiền lệ tốt, ví như công cuộc đốt những thứ rác rưởi sạch sẽ. Những kẻ làm sai, dù ở ngay trong BCT cũng sẽ phải trả giá chứ đừng nói các thứ, bộ trưởng sao còn được giữ kim bài miễn tử.
Ekip cùng ông chắc chắn sẽ kế thừa di sản ấy, điều đó đảm bảo ít
nhất cho 20 năm chính danh, ổn định xã hội, đồng nghĩa với 20 năm thịnh vượng
và phát triển, đồng nghĩa với cơ hội thay đổi số phận của cả dân tộc. Trở nên
giàu, mạnh, mới có hòa bình, mới có dân tộc tự quyết.
Chính khách là những người tập hợp được lực lượng, còn lãnh tụ
là người tập hợp được lực lượng có cùng lý tưởng, nối tiếp và chia sẻ những di
sản chính trị. Rõ ràng, rồi lịch sử sẽ phải công nhận những di sản tích cực gắn
liền với tên tuổi GS triết học Nguyễn Phú Trọng như những hòn đá tảng đổi thay
cả một thời đại.
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa