Không gian mạng đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do có tính mở, với đặc trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xóa nhòa ranh giới giữa thực và ảo, do vậy không gian mạng mang đến không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì vậy, vạch trần ý đồ của chúng; đề xuất giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là vấn đề vừa có tính cấp thiết, vừa cơ bản, lâu dài.
Nội dụng thông tin tuyên truyền xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù
địch hết sức đa dạng, phức tạp, trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng, chính trị,
văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng,… trong đó tập trung tấn công vào một số nội
dung cốt lõi thuộc hệ tư tưởng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam: Lợi
dụng Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV thảo luận về công tác giáo dục, đào tạo;
các đối tượng cơ hội chính trị, phản động tán phát nhiều bài viết trên các
trang mạng phản động. Điển hình: Trên trang blog Ngoclinhvugia's, ngày
27/5/2022, đối tượng Đoàn Bảo Châu tán phát bài “Âm mưu của sự bóc lột; ngày
29/5/2022, đối tượng Lý Trực Dũng tán phát bài “Từ khi nào giới chức lãnh đạo
giáo dục Việt Nam trở thành con buôn vô liêm sỉ?”; ngày 30/5/2022, trên trang
facebook Chân Trời Mới Media, đối tượng Amy Truc Tran tán phát bài “Giáo dục
Việt Nam — Bao giờ được như xưa?”... nội dung xuyên tạc chủ trường đường lối
của Đảng về công tác giáo dục, đào tạo; tung hô nên giáo dục của Việt Nam Cộng
hòa; vu cáo Việt Nam “loạn cải cách giáo dục vì động cơ chính trị và lợi ích phe
nhóm”; bôi nhọ, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ; kích động người dân xuống đường
phản đối cải cách giáo dục và việc “tăng giá" sách giáo khoa.
Đại hội XIII của Đảng đã đề cập trực tiếp và nhấn mạnh việc quản lý và
phát triển thông tin trên không gian mạng, trong đó có việc đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Trong thời gian tới, các
thế lực thù địch tiếp tục chĩa mũi nhọn tấn công vào nền tảng tư tưởng của
Đảng, chúng sử dụng không gian mạng là một mặt trận chính để chống phá ta, do
vậy, công tác đầu tranh phản bác, ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xuyên tạc, sai
trái, thù địch trên không gian mạng có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần
bảo vệ, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng. Giữ vững trận địa tư tưởng, đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng là nhiệm vụ quan trọng và hết
sức cấp thiết.
Để nâng cao hiệu
quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng,
cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương thức đấu tranh phòng,
chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội trước tác động
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Hai là, thực hiện có hiệu quả các giải pháp công nghệ, xử lý nghiêm các
vi phạm trên không gian mạng.
Ba là, cần xác định công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng là
nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, tránh tư tưởng xem nhẹ, buông lỏng,
mất cảnh giác.
Bốn là, giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt, chủ lực của hệ thống cơ
quan chuyên trách đấu tranh tư tưởng, lý luận.
Năm là, xây dựng hệ thống bài viết chuyên luận chuyên sâu phản bác
những quan điểm sai trái, thù địch bằng lý luận và thực tiễn khoa học với hệ
thống luận cứ, luận chứng chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Sáu là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác đấu tranh
chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội.
Bảy là, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, đa dạng hình thức
đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên
không gian mạng xã hội.
Tám là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Ban
Bí thư, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa