Đẩy mạnh/tăng cường phòng và đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa thường xuyên và lâu dài để Đảng trong sạch vững mạnh, xứng đáng với vai trò tiền phong/cầm quyền/độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng, ngày 16/9/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW (Quy định số 32); trong đó, gắn công tác phòng, chống tham nhũng đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Tuy nhiên, khi Đảng Cộng sản Việt
Nam chủ trương đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu
cực trong Đảng và hệ thống chính trị thì các phần tử phản động, cơ hội, các thế
lực thù địch đã xuyên tạc bản chất cuộc đấu tranh này bằng những luận điệu phản
động như: "Tham nhũng là sản phẩm của chế độ độc Đảng ở Việt Nam",
nên "không được tham nhũng, thì hệ thống đảng sẽ tự rệu rã, tự giải
tán". Việt Nam "càng chống tham nhũng thì tham nhũng ngày càng gia
tăng vì không có dân chủ"…
Chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng: Bất chấp sự suy
diễn, quy chụp, xuyên tạc, bôi đen của các thế lực thù địch; thực tế, chủ
trương phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; những kết quả của công
tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua là một minh chứng
cho thấy, chưa bao giờ công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực
lại được chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả như hiện nay. Cũng chưa
bao giờ, những chủ trương đúng đắn, những chỉ đạo sát sao và những dấu ấn nổi
bật trong công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam lại
tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội; lại góp phần củng cố và tăng cường
niềm tin của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
như hiện nay.
Kết luận
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ 21 (ngày 20/1/2022) của Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho thấy: Năm 2021, các
cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã phối hợp chặt chẽ và vào cuộc kịp thời, xử
lý đồng bộ các vụ việc, vụ án; đã tạo được sự thống nhất cao trong việc xử lý,
không để tồn đọng, kéo dài (các vụ án xảy ra tại Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh,
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ đội Biên
phòng…). Các cơ quan tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 3.725 vụ/7.066 bị can
(tăng 1.186 vụ/2.652 bị can so với năm 2020) về tội tham nhũng chức vụ, kinh
tế; trong đó, án tham nhũng, chức vụ đã khởi tố là 390 vụ/1.011 bị can. Năm
2021, đã thi hành kỷ luật đối với 223 tổ chức đảng và 20.257 đảng viên, trong
đó có 618 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên
so với năm 2020)…
Riêng các
vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo (từ sau Phiên họp thứ
19 đến nay) đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 21 vụ án/179
bị cáo, xét xử phúc thẩm 13 vụ án/74 bị cáo; khởi tố mới 10 vụ án/40 bị can,
khởi tố thêm 103 bị can trong 20 vụ án. Cùng với đó, công tác thu hồi tài sản
bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tiếp tục có chuyển biến tích cực;
trong đó, đã thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong toả tài khoản, ngăn chặn
giao dịch tài sản trên 15.000 tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị lớn… đã cho
thấy công tác phòng, chống tham nhũng ngày càng được triển khai quyết liệt,
hiệu quả, chứ không phải chỉ là "hình thức", chỉ "để rung cây
dọa khỉ" và "không hiệu quả" như luận điệu phản động của các thế
lực thù địch.
Tiếp đó,
một trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo là tập
trung chỉ đạo kết thúc điều tra 16 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 40 vụ việc;
truy tố 20 vụ án; xét xử sơ thẩm 22 vụ án, xét xử phúc thẩm 1 vụ án theo kế
hoạch của Ban Chỉ đạo. Đặc biệt, tập trung chỉ đạo xử lý vụ án xảy ra tại Công
ty Việt Á và các vụ việc, vụ án liên quan đến lĩnh vực y tế; các vụ việc, vụ án
xảy ra tại Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang… Những kết quả
đạt được không chỉ khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng mà còn cho thấy cuộc đấu tranh này được thực hiện quyết
liệt, "không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất
kỳ cá nhân nào" và đã tạo được sức răn đe, cảnh tỉnh lớn. Đấu tranh chống
tham nhũng thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế", được cán bộ,
đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; được quốc tế ghi nhận
Cuộc chiến chống tham nhũng được nhân dân ta hết lòng ủng hộ
Trả lờiXóa