Trở thành Đảng cầm quyền, Đảng nắm chắc
vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, do đó Đảng phải chịu sự giám sát của nhân
dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không đứng trên Nhà nước và làm thay Nhà nước
vì Đảng có Cương lĩnh, đường lối và sứ mệnh của mình. Các tổ chức của Đảng và
đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, được Hiến
pháp hiến định, bảo đảm địa vị pháp lý của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Phương thức cầm quyền, lãnh đạo của Đảng
là hệ thống biện pháp, hình thức, cách thức mà Đảng, các tổ chức đảng và đảng
viên tác động vào đối tượng lãnh đạo là Nhà nước và xã hội, thông qua Nhà nước
và xã hội, Đảng thực hiện mục đích lãnh đạo của mình: xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do yêu cầu,
nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới nên phương thức cầm
quyền, lãnh đạo của Đảng cũng thay đổi, khác với thời kỳ lãnh đạo kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước cũng như thời kỳ phát triển đất nước theo cơ chế tập trung,
bao cấp (trước 1986).
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi
mới đất nước, Đảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn vai trò, tầm quan
trọng của phương thức cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Với những đổi mới
thiết thực, phù hợp với thực tiễn đất nước, phương thức cầm quyền, lãnh đạo của
Đảng đã mang lại những thành tựu quan trọng; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
lực, hiệu quả cầm quyền, lãnh đạo của Đảng, phát huy tốt hơn vai trò của Nhà
nước và các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.
Thực tế khẳng định rằng, phương thức cầm
quyền, lãnh đạo của Đảng chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước là hoàn
toàn đúng đắn. Đảng ta xác định: “Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược,
các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền,
thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu
của đảng viên… Đảng lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động
trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá
nhân, nhất là người đứng đấu”. Thông qua lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức chính
trị - xã hội, Đảng lãnh đạo toàn xã hội. Chủ trương, đường lối, nghị quyết,
chính sách của Đảng định hướng cho sự phát triển đất nước, được thể chế hóa
thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, được nhân dân tự giác thực hiện.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của hơn 35 năm đổi mới đất nước đã
khẳng định điều đó.
|
|
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của hơn 35 năm đổi mới đất nước đã khẳng định Đảng ta rất vĩ đại.
Trả lờiXóa