Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

NVI38 - NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

 

Tham nhũng là một thuộc tính trong xã hội có giai cấp. Chống tham nhũng, vì thế, là cuộc đấu tranh lâu dài, cam go và vô cùng phức tạp. Thành bại của cuộc đấu tranh này phụ thuộc vào bản lĩnh của đảng cầm quyền, hiệu lực của hệ thống pháp luật và đặc biệt là sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân.

Ở nước ta, tham nhũng được xác định là một trong những nguy cơ hàng đầu đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ. Chính vì vậy, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân. Mục tiêu của cuộc đấu tranh lâu dài, cam go, phức tạp này là vì nhân dân...

Sở dĩ phải nhắc lại, nhấn mạnh những vấn đề nguyên tắc có ý nghĩa căn bản trên đây là bởi, trong dư luận xã hội (trong đó có cả một bộ phận cán bộ, đảng viên) đã và đang nảy sinh những nhận thức lệch lạc về nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.

Trên không gian mạng, những đối tượng có tư tưởng thù địch, chống đối đã suy diễn rằng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay thực chất là “cuộc thanh trừng nội bộ”, là “các phe phái trong Đảng đấu đá lẫn nhau”... Những cụm từ như “bê bối”, “đụng đến đâu sai đến đó”, “tham nhũng cả hệ thống”, “càng chống, tham nhũng càng nhiều”... được họ sử dụng để chứng minh cho kiểu suy diễn sai lệch, tiêu cực nói trên.

Vấn đề này được nhiều phương tiện truyền thông phát tiếng Việt có tư tưởng thù địch ở hải ngoại tập trung khai thác, làm căn cứ để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, chống phá đất nước với quy mô, cường độ ngày càng tăng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức... nảy sinh tư tưởng làm việc cầm chừng, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám đột phá, sáng tạo... Những biểu hiện tư tưởng, luồng thông tin tiêu cực ấy ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường văn hóa, trận địa tư tưởng chính trị trong Đảng, nhất là tổ chức đảng các cấp ở những bộ, ngành, địa phương... có cán bộ chủ chốt tham nhũng, tiêu cực vừa bị bắt tạm giam.

Cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị giống như là những “đầu tàu”. Khi “đầu tàu” gặp trục trặc, bị hỏng hóc phải thay thế, tất yếu sẽ có ảnh hưởng nhất định đến cả hệ thống. Những dao động, xáo trộn về tâm lý, tình cảm... trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức của hệ thống ấy là trạng thái tâm lý bình thường. Tuy nhiên, nếu để nó diễn biến theo chiều hướng cực đoan, tiêu cực, làm nảy sinh tư tưởng chán nản, bi quan, thậm chí là bất mãn, có những phát ngôn thiếu tinh thần xây dựng, để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước... thì đó là điều không thể chấp nhận. Trong cán bộ, đảng viên và hệ thống chính trị, những biểu hiện đó cũng chính là mầm mống của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm, cần được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.

Là cán bộ, đảng viên, chúng ta không vui sướng, hả hê khi đồng chí, đồng đội mình suy thoái, biến chất, nhưng cũng không thể thờ ơ, bàng quan, vô cảm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; càng không thể chỉ thấy hiện tượng mà quên bản chất, dẫn đến nảy sinh tư tưởng sợ sai, sợ trách nhiệm... Để thúc đẩy phát triển, phải gắn chặt giữa đoàn kết và đấu tranh, giữa xây và chống với tinh thần lấy xây để chống. Trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, khi Đảng, Nhà nước ta ngày càng siết chặt kỷ luật, kỷ cương, những thành phần “sâu mọt” trong nội bộ tổ chức đảng và hệ thống chính trị sẽ tiếp tục được lôi ra ánh sáng công lý.

Với nhận thức, bản lĩnh của cán bộ, đảng viên, chúng ta phải đi sâu vào bản chất, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, quyền lợi của nhân dân lên trên hết để thấy rõ tính nhân đạo, nhân văn của Đảng. Những luận điệu cho rằng, Đảng, Nhà nước “thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực”, “đấu đá phe cánh”... thực chất là những luận điệu phản động, hại dân, hại nước. Cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức trong hệ thống chính trị cần nêu cao bản lĩnh, nhận thức thấu đáo bản chất vấn đề để củng cố trận địa tư tưởng chính trị, trau dồi phẩm chất đạo đức, xây dựng và tăng cường lòng tin trong nhân dân đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

 

 

1 nhận xét:

  1. Chống tham nhũng càng tốt thì đất nước càng phát triển mạnh mẽ

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...