Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

NVI38 - Ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng

 

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra những thay đổi sâu sắc về mọi mặt của đời sống xã hội trên toàn thế giới, dựa trên các thành tựu đột phá khoa học và công nghệ (KHCN) như: Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), internet kết nối vạn vật (IoT), điện toán lượng tử (quantum computing), người máy (robotics), sinh học tổng hợp (synthetic biology), khoa học vật liệu (materials science) và một số lĩnh vực KHCN khác.

Các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ giúp các quốc gia thay đổi phương thức tổ chức trang bị, họ có thể chuyển từ số lượng nhỏ các hệ thống vũ khí “tinh vi” đắt tiền hiện nay sang các loại vũ khí nhỏ hơn, thông minh hơn và rẻ hơn, đặc biệt là hàng loạt máy bay không người lái tự động với sức công phá rất lớn. Các hệ thống vũ khí mới tích hợp công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thể hiện được tính ưu việt trên chiến trường qua các cuộc xung đột quân sự gần đây trên thế giới. Cuộc xung đột Nagorno-Karabakh 2020 giữa Armenia và Azerbaijan với thắng lợi của Azerbaijan, chủ yếu dựa vào các UAV với sự tích hợp công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra cũng cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của UAV, robotics và các vũ khí chính xác công nghệ cao.

Bằng việc ứng dụng các thành tựu công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, một số quốc gia đã tạo ra nhiều hệ thống vũ khí mới, bao gồm: Vũ khí năng lượng dẫn đường (directed energy weapons), các loại đạn siêu vận tốc (hyper-velocity projectiles) và các tên lửa siêu vượt âm (hypersonic missiles). Việc tích hợp công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào vũ khí truyền thống tạo ra các hệ thống vũ khí mới với tốc độ, khoảng cách và lực phá hủy khó có thể tưởng tượng so với các vũ khí trước đây.

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nếu xảy ra, sẽ là chiến tranh công nghệ cao, với nhiều loại vũ khí hiện đại, độ chính xác cao, được điều khiển từ xa, có tính tự động hóa cao, trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Phương tiện trinh sát thông minh, không người lái, người máy sẽ thay thế người lính đảm nhiệm một số nhiệm vụ đặc biệt. Ngoài chiến tranh công nghệ cao mang tính hủy diệt về mặt vật lý, một hình thái chiến tranh không kém phần khốc liệt đó là cuộc chiến tranh thông tin, tác chiến trên không gian mạng. Để ngăn ngừa hoặc chiến thắng trong cuộc chiến tranh này, cần tăng cường việc ứng dụng các thành tựu KHCN của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo ra các hệ thống vũ khí và phương thức tác chiến phù hợp chống lại chiến tranh công nghệ cao của đối phương.

Ứng dụng thành tựu KHCN của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và quân sự, quốc phòng là xu thế phát triển tất yếu trên thế giới. Để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, Quân đội nhân dân Việt Nam cần quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Cách mạng công nghiệp 4.0 trong nghiên cứu, phát triển VKTBKT mới tích hợp công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như trong các hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

 

1 nhận xét:

  1. Ứng dụng thành tựu KHCN của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và quân sự, quốc phòng nó riêng là xu thế phát triển tất yếu trên thế giới.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...