Tham nhũng và tiêu cực đều làm mất đi sự trong sạch
của bộ máy Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm
chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức;
làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Do đó,
công tác phòng chống tham nhũng phải gắn liền, đồng bộ với công tác phòng,
chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống.
Đây chính là lý do Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng thay mặt Bộ Chính trị đã ký ban hành Quy định mới về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng, tiêu cực. Việc bổ sung từ “tiêu cực” vào tên của Ban chỉ đạo
là để bao quát được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này. Điều
này một lần nữa cho thấy quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực một cách quyết liệt hơn với quan điểm: Xử lý “Không
có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.
Bị kiểm điểm vì liên quan đến gian lận, nâng điểm
thi cho con em mình, là Tỉnh ủy viên, giám đốc sở vậy mà đánh lái xe chỉ vì đi
nhầm đường hay 4 cán bộ tổ chức đánh bạc ngay tại công sở… tuy không phải tham
nhũng nhưng những hành vi này cũng gây bức xúc xã hội không kém, làm giảm sút
uy tín người cán bộ của Đảng.
Tại nhiều cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn
mạnh “sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống mới dẫn đến tham
nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Lợi ích kinh tế thường
gắn liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối
sống…”.
Như vậy, từ bây giờ, ngoài việc trực tiếp chỉ đạo xử
lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức
tạp, Ban Chỉ đạo sẽ xử lý các vụ án, vụ việc và hành vi tiêu cực khác ảnh hưởng
nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước và chế độ.
Khi
chính thức được trao thêm thẩm quyền, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng chống tham nhũng, tiêu cực sẽ càng nặng nề hơn vì biểu hiện của tiêu cực
nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thường tinh vi, đa
dạng, khó nhận diện hơn.
Tuy nhiên, không phải vì khó mà không làm, việc sửa
đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo là minh chứng rõ
nét cho thấy cuộc chiến chống “giặc nội xâm” sẽ không dừng lại mà càng ngày sẽ
càng được làm mạnh hơn, quyết liệt hơn.
Có thể khẳng định, việc gắn kết phòng chống tham nhũng
với phòng chống tiêu cực là phù hợp cả về lý luận và thực tiễn, là xu thế
tất yếu trong công cuộc bảo vệ sự tồn vong của chế độ.
Chính vì vậy, việc mở rộng phạm vi và thẩm quyền cho
cơ quan cao nhất về phòng chống tham nhũng và tiêu cực của Đảng chính là một
bước tiến mới trong công cuộc và chỉnh đốn Đảng.
Cuộc chiến chống tham nhũng được nhân dân ta hết lòng ủng hộ
Trả lờiXóa