Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

NVC39 - ĐẤU TRANH CHỐNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

 

Trong thời gian tới, Việt Nam với tư cách là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tham gia ứng cử vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước bao gồm lực lượng cực hữu, một số nghị sĩ cực đoan tại một số nước phương Tây, các nhóm phản động người Việt Nam ở nước ngoài và những cá nhân người Việt ở trong nước bị các thế lực cực hữu nước ngoài mua chuộc, lợi dụng, núp bóng “ngọn cờ dân chủ”, “nhân quyền” chống phá nền tảng tư tưởng và chế độ chính trị - xã hội tại Việt Nam đã rêu rao cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền. Điển hình ngày 10/12/2022, trên facebook Việt Tân, đối tượng Lê Thanh Tâm phát tán bài “Việt Nam cần tôn trọng quyền con người khi đã gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc”; ngày 12/12/2022, trên trang facebook Chân trời mới Media tán phát bài “Nhân quyền Việt Nam 2022 không cải thiện, vi phạm nhân quyền leo thang”, nội dung vu cáo chính quyền Việt Nam “vi phạm” tự do, dân chủ, nhân quyền, “đàn áp” tôn giáo; kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế can thiệp; yêu cầu trả tự do cho “những người bất đồng chứng kiến”; đồng thời, hạ thấp vị trí, vai trò, uy tín của Đảng, Nhà nước ta. Những luận điệu xuyên tạc vô căn cứ, bóp méo, sai sự thật của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội nhằm dụng ý xấu hòng phá hoại sự ổn định về chính trị, xã hội, làm suy yếu tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 

   

         Tuy nhiên trên thực tế hoàn toàn đối ngược âm mưu các thế lực phần tử phản động. Nhìn lại lịch sử năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số các nước thành viên mới (14 thành viên mới). Trong suốt nhiệm kỳ, Việt Nam luôn nỗ lực là một thành viên nghiêm túc, có trách nhiệm, chủ động, tích cực và xây dựng; được quốc tế đánh giá cao với những đóng góp thiết thực trong công cuộc thúc đẩy đối thoại và hợp tác; tăng cường tính hiệu quả, minh bạch và cân bằng giữa các quốc gia; đóng góp xây dựng chuỗi giá trị chung của nhân loại. Hiện nay, sau nhiều nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đã gặt hái được những kết quả tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền về dân sự, chính trị đến quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ những bộ luật liên quan đến đảm bảo quyền con người, như: Luật Báo chí; Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; Luật Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng… được ban hành trên cơ sở thống nhất, tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng pháp luật của nhân dân, thực sự phát huy các quyền tự do, dân chủ của mình. Hệ thống các các văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước đều thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Quyền làm chủ của người dân Việt Nam được thể hiện rõ ở: quyền bầu cử và ứng cử; quyền tự do ngôn luận, báo chí; quyền tự do tôn giáo… Trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm vừa bảo đảm quyền con người, quyền công dân vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, Nhà nước ta đã thành lập Ủy ban quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng “Chính phủ điện tử”; Cổng thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước, nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến để cán bộ, cơ quan, tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, nâng cao hiệu quả tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, những năm qua Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thắng lợi nhiều chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người, đi đến mục tiêu chung “làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc”. Tốc độ tăng trưởng qua các năm của nước ta đều nằm trong số những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam về vấn đề bảo đảm quyền con người là đạt được những tiến bộ vượt bậc về xóa đói giảm nghèo, phát triển con người và chất lượng cuộc sống. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm; hơn 650 xã, 1.200 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 170 nghìn ngôi nhà “Đại đoàn kết” được xây dựng; cùng với người dân tộc thiểu số và hộ nghèo được hưởng 100% bảo hiểm y tế, 2.327.000 người thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế… Trong công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19, đất nước ta luôn đặt mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” một cách xuyên suốt, nhất quán, được Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị thực hiện triệt để, hiệu quả ngay từ khi đại dịch xuất hiện. Con người luôn được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, “lấy người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch”, “chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân”. Không chỉ trong thiên tai, thảm họa, dịch bệnh mà bất luận trong hoàn cảnh nào, người dân luôn được cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng bảo vệ, bảo đảm cả về tính mạng, tài sản và điều kiện sống.  

           Những luận điệu xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền nhằm phản đối Việt Nam ứng cử vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 chỉ là những tiếng nói lạc lõng, yếu ớt, đi ngược lại tình hình thực tế; phản ánh không đúng về những thành tựu quan trọng và thực chất trên lĩnh vực quyền con người của Việt Nam. Những nỗ lực, đóng góp của Việt Nam vào việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền trong và ngoài nước là minh chứng rõ nhất cho thấy Việt Nam hoàn toàn đủ tư cách để ứng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

1 nhận xét:

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...