Bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng – nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với
Đảng, Nhà nước, chế độ và lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam. Đảng
ta xác định: “Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của
Đảng và cách mạng Việt Nam”. Đây
vừa là vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là vấn đề có tính quy luật của nhận thức,
vận dụng, bảo vệ và phát triển sáng tạo giá trị khoa học, cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên con đường đi lên CNXH và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN của nhân dân ta. Đồng thời, khẳng định chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là “gốc
dễ”, cội nguồn và là nguyên nhân sâu xa quyết định mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
Thế
nhưng, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, các phần tử bất mãn
trong và ngoài nước lại không nghĩ như thế; họ đã và đang dùng mọi thủ đoạn, sử
dụng “trăm phương, nghìn kế” để bôi
nhọ, xuyên tạc, phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin, thậm chí đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác -
Lênin; vu cáo, buộc tội, quy kết Đảng ta bảo thủ, trì trệ, sai lầm mang tính hệ
thống; lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động là “kéo lùi
lịch sử”, “làm cho Việt Nam tụt hậu”, v.v... Ở
ngoài nước, các thế lực thù địch triệt để khai thác, sử dụng không gian mạng
với “các chiêu trò phản cảm” để công kích, bôi nhọ, phủ định sạch trơn giá trị,
bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, hạt nhân hệ tư tưởng vô
sản. Điều dễ nhận diện nhất là các thế lực thù địch, phản
động ngoài việc cố tình “hạ bệ” chủ nghĩa Mác - Lênin, đang tấn công vào tư
tưởng Hồ Chí Minh nhằm hạ thấp giá trị, ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng
Hồ Chí Minh “sao chép tư tưởng của C.
Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin” và tư tưởng của các bậc tiền bối; “Hồ Chí Minh không có tư tưởng riêng”
hoặc có thì đó là tư tưởng dân tộc hẹp hòi, không có hệ thống; thậm chí có một
số người đã “tuyệt đối hóa” vai trò tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến nghị với Đảng ta
nâng tầm tư tưởng Hồ Chí Minh thành chủ nghĩa Hồ Chí Minh. Theo họ, cách làm
này là để nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc; thậm chí đối lập tư tưởng Hồ
Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, là “con
đường tẩy sạch chủ nghĩa Mác - Lênin ra khỏi đời sống tinh thần xã hội Việt
Nam” mà thực chất là phủ nhận cả chủ nghĩa Mác - Lênin lẫn tư tưởng Hồ Chí
Minh, dọn đường cho ý thức hệ tư sản tràn vào Việt Nam.
Từ
đó, họ phủ nhận tính hợp pháp, tính chính danh, chính đáng của Cương lĩnh, Điều
lệ Đảng, các văn kiện của Đảng; phủ nhận vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, cho rằng Đảng ta cầm quyền, lãnh đạo là không hợp hiến bởi
do nội bộ Đảng tự bầu cho nhau chứ không phải nhân dân bỏ phiếu, tín nhiệm, bầu
lên; con đường đi lên CNXH của Việt Nam là “vết xe đổ của Liên Xô”, là hết sức
sai lầm, đã và đang cản trở lịch sử, vi phạm quy luật khách quan nên tất yếu
Đảng sẽ thất bại, v.v... Ở trong nước, một số người thiếu thiện chí, có có quan
điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta, đã ngụy tạo bằng cách viết “tâm thư”, “kiến
nghị” gửi đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, kiến
nghị Đảng bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ giữ lại tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyên
cớ, lý do họ đưa ra thì nhiều, song chủ yếu là do chủ nghĩa Mác -
Lênin là “học thuyết ngoại lai”, “không
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam”; từ đó thừa nhận hệ tu tưởng tư
sản là “mốt”, “hợp thời”, cần đưa vào Việt Nam. Họ
cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin quá cũ, lỗi thời; đã là của quá khứ nên rất lạc
hậu, không phù hợp với diễn tiến của thời đại cách mang công nghiệp 4.0 nên cần
dứt khoát loại bỏ. Họ cho rằng, C. Mác và V.I. Lênin sống ở thời đại khác, cách
chúng ta hàng thế kỷ và không có học thuyết, lý luận nào sống mãi nên không thể
lấy quan điểm của người “đã chết” để làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của “những người đang sống”, không thể lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm
phương châm chỉ đạo hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam thời nay. Hơn thế,
họ còn cho rằng, chủ nghĩa Mác – Lênin chẳng qua chỉ là “sự sao chụp phép biện
chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc” và “quan điểm của
chủ nghĩa dân túy ở Nga”… Chúng đã quy kết, vu cáo Đảng ta cản trở tiến
bộ xã hội, đòi thay thế chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng hệ tư
tưởng tư sản và cho rằng: Thời nay, xây dựng chủ nghĩa tư bản là sự lựa chọn
duy nhất đúng đắn bởi tính ưu việt của nó, nhất là nền công nghiệp tiên tiến đã
được kiểm nghiệm trên thực tế, qua nhiều thế kỷ. Điều đáng tiếc, cần phê phán
là, một số cán bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân có nhận thức mơ hồ, không
phân biệt đúng, sai về bản chất, tính chất của thời đại, mối quan hệ biện chứng
giữa nội dung thời đại với nội dung của từng giai đoạn, nhất là giai đoạn hiện
nay đã tán đồng, tán dương các quan điểm sai trái ấy, ngộ nhận “sự tốt đẹp của chủ nghĩa tư bản, của phương
Tây”.
Tình
hình trên cho thấy, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dù bước đầu đã
đạt được một số kết quả quan trọng, song đang phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức, đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, chống đến
cùng hệ quan điểm sai trái để bảo vệ mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên CNXH
mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng có thành công hay không, khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc có đạt được hay không; bảo vệ nền tảng tưởng của
Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân có đạt được hiệu quả hay không, tất cả
phụ thuộc vào kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; trong đó
thắng lợi của cuộc chiến đấu chống “giặc
ngoại xâm và giặc nội xâm” do Đảng lãnh đạo và cả hệ thống chính trị Việt
Nam đang vào cuộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sự cảnh báo, cảnh tỉnh về mối
đe dọa, các nguy cơ đối với dân tộc không thể xem thường/.
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái là nhiệm vụ củ mỗi chúng ta
Trả lờiXóa