Tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect
Journalists – CPJ) được thành lập năm 1981 ở tiểu bang New York, Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ với mục tiêu “thúc đẩy tự do ngôn luận trên toàn thế giới thông qua hoạt
động bảo vệ quyền đưa tin và nền tự do báo chí trên cơ sở tôn trọng sự thật
khách quan…”. Tôn chỉ ban đầu đó nghe có vẻ rất chân chính nhưng càng ngày các
động cơ chính trị mờ ám và dã tâm can thiệp vào công việc nội bộ các nước của
những người điều hành tổ chức càng rõ nét trong đó có Việt Nam. Nhìn lại một
chút quá trình hoạt động của CPJ, ai cũng sẽ dễ dàng nhận ra cái gọi là “thúc
đẩy tự do ngôn luận” hay “tôn trọng sự thật khách quan” thực chất chính là kích
động các thành phần chống đối ở các nước có hệ tư tưởng đối lập với hệ tư tưởng
tư bản chủ nghĩa.
Từ
nhiều năm nay, với giải thưởng “Tự do báo chí”, CPJ đã liên tục xây dựng mạng
lưới chân rết làm truyền thông phục vụ cho các ý đồ chính trị của tổ chức này.
Mượn danh nghĩa bảo vệ những người dám nói thật các tiêu cực của chính quyền
các nước, CPJ thường thiết kế, xây dựng một “profile” cho các kẻ cơ hội chính
trị trên mạng xã hội. Họ biến các nhân vật này thành nam, nữ “anh hùng”, “người
tiên phong” chống phá chính quyền.
Sau sự việc trao giải “Tự do
báo chí” cho đối tượng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), thì gần đây vào ngày
18/11/2022 trên trang blog Đối Thoại phát tán bài “CPJ trao giải tự do Báo chí quốc tế khiếm diện cho nhà báo
Phạm Đoan Trang”, CPJ tiếp tục thực hiện một chuỗi
các chiêu trò nhằm gây sức ép, buộc chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức
cho các đối tượng Phạm Đoan Trang. Họ hy vọng có thể châm ngòi cho cái gọi là
“phong trào đấu tranh vì tự do, dân chủ nhân quyền và tự do báo chí”. Họ cũng
không giấu giếm ý đồ kích động biểu tình để chống phá chính quyền Việt Nam. Tuy
nhiên, các âm mưu của CPJ đều nhanh chóng bị các cơ quan chức năng của Việt Nam
vạch trần và trở thành trò hề lố bịch bị bêu riếu trước dư luận.
Việc Tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) trao
tặng giải thưởng “Tự do báo chí quốc tế năm
2022” cho Phạm Đoan Trang là hành động thiếu khách quan, không phù hợp bởi vì
đối tượng này đã bị toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên án 9 năm tù giam về
tội “ Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Một khi đã là tội phạm thì sự can thiệp,
nhúng tay hay nói một cách mĩ miều là “vinh danh” của bất cứ cá nhân, tổ chức
nào cũng đều bị lên án và được xem là đồng lõa. Chưa kể, từ năm 2013, sau khi
xuất cảnh đi nước ngoài không xin phép, Phạm Đoan Trang đã bị xử lý kỷ luật bị
đuổi việc, từ đó đến nay Trang đã không còn là nhà báo. Tiếc rằng, điều vô cùng
đơn giản này nhưng CPJ lại không biết, không hiểu mà vẫn cố tình gán cho Trang
cái chức nghiệp – nhà báo.
Đến đây càng thấy rõ hơn mục đích của cái gọi
là giải thưởng vinh danh của CPJ. Thứ nhất, họ cố tình dung dưỡng cho kẻ chống
đối để chống phá Việt Nam. Thứ hai là núp bóng tổ chức “dân chủ”, “nhân quyền”
như các tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), Phóng viên không biên giới (RSF), Ân
xá quốc tế (AI)… từ lâu nay đã, đang công khai bảo vệ, ủng hộ và kêu gọi trả tự
do vô điều kiện cho những kẻ lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để
chống phá Việt Nam. Đặc biệt, cái gọi là giải thưởng về nhân quyền, dân chủ, tự
do, chỉ là thủ đoạn kiếm cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Họ
chọn những con cờ chính trị như Phạm Đoan Trang để gieo rắc những mầm mống bất ổn,
tạo sự hỗn loạn ngay từ bên trong những quốc gia mà họ muốn gây ảnh hưởng, can
thiệp.
Cần khẳng định rằng, ở Việt Nam quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí đã được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ
ràng và công khai, minh bạch. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.
Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để quyền tự do báo chí của
mọi công dân được thực thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội
Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí, Luật An ninh mạng;
Luật Xuất bản… và Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật,
tạo hành lang pháp lý cho báo chí Việt Nam phát triển, quyền tự do báo chí của
công dân được bảo đảm. Điều 13 của Luật Báo chí hiện hành quy định rõ trách nhiệm
của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của
công dân: “1. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự
do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai
trò của mình. 2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được
Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức và công dân. 3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và
phát sóng”.
Chính vì vậy, tinh thần cảnh
giác cao độ và công tác tuyên truyền đúng, chính xác đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và nhà nước ta là vô cùng quan trọng để bảo vệ nền tảng tư
tưởng lý luận của Đảng. Mỗi người dân cần phải nhận diện và kiên quyết đấu
tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động giở trò
ma mị dưới các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá Việt Nam./.
Đan Trang nhận giải thưởng này thì nhục lắm
Trả lờiXóa