Thời gian
qua, các thế lực thù địch, phản động tăng cường hoạt động
chống phá nước ta với âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt,
đặc biệt là chúng lợi dụng internet, mạng xã hội đưa những ý
kiến trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, phản ánh sai tình hình thực tiễn cách mạng, đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam như: Trang blog VOA Tiếng Việt, Đài Á châu tự do
(RFA), Việt Nam Thời Báo và Đài RFI… thường xuyên đăng tải, tung thông tin sai sự thật chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhằm gây
hoang mang trong dư luận, bôi nhọ nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, đồng thời kích
động gây chia rẽ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam với Ấn Độ,
Trung Quốc.
Thực tế, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung, phát triển
năm 2011), Đảng ta đã chỉ rõ đường lối đối ngoại của Việt Nam là: “Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển;
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng
cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã
hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Tại các kỳ Đại hội, Đảng ta vẫn tiếp tục
kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.
Với quan điểm, đường lối đối ngoại đúng đắn đó, quan hệ đối
ngoại của Việt Nam không ngừng được mở rộng, phát triển. Đến nay, có quan hệ với 189
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; là đối tác chiến lược toàn diện với
các nước Ân Độ, Trung Quốc và Nga. Đặc biệt, Việt Nam là nước duy nhất trong
ASEAN đã thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược và Đối tác chiến lược toàn diện
với toàn bộ 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ nhóm nước
G7, 13/20 nước G20 và 8/9 nước trong ASEAN. Các đối tác này chiếm 8/10 thị
trường xuất khẩu chính, với 60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập
khẩu chính với 74,7% tổng giá trị nhập khẩu, 76,7% tổng lượng khách du lịch;
đóng góp 74% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.
Thông qua việc thiết lập quan hệ đối tác với các nước lớn, đã
giúp Việt Nam xử lý tốt quan hệ với các nước lớn, đưa hợp tác trở thành chủ đạo
và kênh trao đổi giảm thiểu sự khác biệt trong quan hệ với các nước này, tạo
điều kiện để tăng cường lòng tin, tạo ra sự đan xen lợi ích, giúp Việt Nam
tranh thủ được nguồn lực quốc tế để phát triển đất nước và nâng cao vị thế của
đất nước trên trường quốc tế.
Đến nay, Việt Nam đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò Chủ
tịch ASEAN và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Điều đó minh chứng đất
nước Việt Nam đang vững bước phát triển đi lên với một tư thế mới của những con
người làm chủ độc lập và làm chủ vận mệnh của mình; với một vị thế mới, vị thế
của một đất nước độc lập, tự chủ, hòa bình, ổn định đang trên đà phát triển và
chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong các “sân chơi” khu vực và toàn cầu. Đó
là những minh chứng cho tính đúng đắn của đường lối, chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua.
Có
thể nói, đường đối ngoại và thực tiễn công tác đối ngoại của Đảng ta sau 35 năm
đã khẳng định
những thành tựu, bước tiến quan trọng trong công cuộc thực hiện công tác đối ngoại nhất
quán của Đảng ta góp phần đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, kích động, lôi kéo, tập hợp dư luận, gây hoang mang trong dư luận xã hội đó là những quan điểm đi ngược lại đường lối, chính
sách đối ngoại của Việt Nam, đi ngược lại lợi ích chung của đất nước và Nhân
dân Việt Nam.
Mỗi chúng ta cần tỉnh táo nhận diện và đấu tranh bác bỏ./.
Sự lãnh đạo của Đảng ta rất sáng suốt
Trả lờiXóa