Công tác về người Việt Nam ở nước
ngoài được Đảng, Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Ngay sau khi nước nhà giành
độc lập (9/1945) cũng như trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, Bác Hồ và Đảng ta đặc biệt quan tâm đến công tác “đoàn kết
Kiều bào” và được Kiều bào ta ở nước ngoài ủng hộ rất nhiều về trí lực, tài
lực, vật lực. Từ sau năm 1975 khi nước nhà thống nhất, Nam Bắc một nhà, đã có
nhiều trí thức, chuyên gia Việt Kiều được mời về nước thăm thân, du lịch, hợp
tác khoa học, đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, trong quá trình đất nước mở cửa, phát triển và hội
nhập quốc tế, thì công tác về người Việt Nam ở nước ngoài càng được chú trọng.
Nghị quyết số 36/NQ-TW, ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công
tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (Nghị quyết 36) là một trong những tài
liệu, một bước ngoặc quan trọng trong chính sách của Đảng ta đối với kiều bào;
khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời,
là nguồn lực vô cùng to lớn hồi sinh và xây dựng Tổ quốc. Do vậy, Đảng cần có
những biện pháp mới tác động vào cộng đồng hải ngoại trong tiến trình hòa giải
dân tộc để cùng chung tay xây dựng đất nước và hướng về tương lai.
Thế nhưng, những người có tư tưởng bất hợp tác cố tình làm ngơ
trước nhận thức, tư duy mới của Đảng, Nhà nước ta về Cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài. Như trên Việt Nam Thời Báo, ngày 07/11/2022 của Người Tân Định, đã
xuyên tạc chính sách người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) của Đảng ta nhằm phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc với bài viết “Nghị quyết 36, trái táo
tẩm thuốc độc của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)”.
Nghị quyết 36 khẳng định, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
là bộ phận không thể tách rời, là nguồn lực vô cùng to lớn hồi sinh và xây dựng
Tổ quốc. Bởi đây là cộng đồng “có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ
với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế, có khả năng tìm
kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước. Nhiều trí
thức có trình độ học vấn và chuyên môn cao; một số người giữ vị trí quan trọng
trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế,
có khả năng tạo dựng quan hệ với các cơ sở kinh tế, khoa học ở nước sở tại”.
Điều đó cho thấy sự thay đổi về nhận thức, tư duy của Đảng, Nhà nước ta đối với
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Thế nhưng, một số người không thừa nhận
điều ấy mà cứ nhắc lại, đay nghiến tư duy cũ, nhận thức cũ của một bộ phận
người Việt Nam trong nước. Chứng tỏ thói đố kỵ, thù lâu, nhớ dai, không chịu
khép lại quá khứ, hướng tới tương lai của họ.
Với những luận điệu như Nghị quyết 36 là Đảng ta “uốn lưỡi nịnh
bợ, ra sức lôi kéo, hòng vớt vát cả vật chất lẫn chất xám của kiều bào”, rằng
là Đảng “bẻ gẫy lưỡi, giả dối ca ngợi”, “nhằm ve vãn và làm thân với đồng bào”.
Hay người tin “lời khen chân tình” của ĐCSVN trong nhận xét này chẳng khác gì
cô công chúa Bạch Tuyết ngây thơ dễ thương được mụ dì ghẻ khen đẹp rồi cho trái
táo tẩm thuốc độc, quên lời cảnh giác của các chú lùn tốt bụng”. Viết vậy, lại
càng chứng tỏ họ cố tình chia rẽ sự gắn bó giữa đồng bào trong nước với cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Nghị quyết 36 khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng
đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện
pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất
nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học – công nghệ, hoạt động
văn hóa – nghệ thuật” và xác định: “Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích người
Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại,
chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng và tự
hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt
Nam, đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với
gia đình và quê hương…”
Thực tế cho thấy, đã là con dân đất Việt thì ai cũng muốn đóng
góp cho quê hương, đất nước theo điều kiện, khả năng của mình, nên việc Nghị
quyết 36 kêu gọi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho quê hương,
đất nước là điều hết sức bình thường, không phải “lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt” gì
ai, mà ngược lại, con dân đất Việt chỉ muốn đóng góp thật nhiều cho quê hương,
đất nước như người con báo hiếu thật nhiều với mẹ cha. Chỉ những người bất hiếu
mới không thấy điều ấy.
Hàng
vạn người Việt Nam ở trong nước và bà con Việt kiều ở nước ngoài khi nghe được,
tiếp cận được với các thông tin xấu bẩn của các thế lực thù địch, phản động đã
vô cùng phẫn nộ với các chiêu trò kích động, bịa đặt, bôi xấu hạ bệ lãnh tụ,
xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng và Nhà nước. Nhiều người đã tự phát dùng ngay
chính các phương tiện cá nhân tự có và sử dụng ngay chính các mạng Facebook,
Youtube, Twitter, TikTok, Zalo để tự trở thành “nhà truyền thông” đấu tranh,
phản bác lại, đập lại các luận điệu xuyên tạc của các kênh truyền thông xấu
bẩn. Ban đầu là hành động đơn lẻ của những cá nhân riêng lẻ. Sau một thời gian
ngắn vì cùng tư tưởng “chống giặc ngoại xâm trên không gian mạng” chống phá đất
nước nên những người này đã tự liên kết với nhau một cách tự nguyện, từ tự phát
trở thành tự giác, để phối hợp cùng đấu tranh, phản bác các kênh truyền thông
bẩn.
Từ đầu năm 2022 đến nay,
nhiều bà con Việt kiều yêu nước, tâm huyết với quê hương đất nước ở nhiều nước
trên thế giới như Australia, Pháp, Đức, Séc, Hoa Kỳ, Nga… thuộc nhiều thành
phần, tầng lớp, lứa tuổi khác nhau, nhờ theo dõi và quen biết nhau trên mạng đã
tự liên kết thành các nhóm nhỏ và những người dân trong nước có cùng quan điểm,
chính kiến để phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của cách mạng màu
- cách mạng trắng vào Việt Nam cũng như những phát ngôn ủng hộ “diễn biến hòa
bình” của các đối tượng thoái hóa, biến chất, dân chủ cuội, “tự diễn biến, tự
chuyển hóa” trong nước.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 36 và hơn 5 năm thực hiện Chỉ
thị số 45 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh về công tác đối với người
Việt Nam ở nước ngoài, ngày 12/8/2021 Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận
số 12 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Kết luận khẳng định, dù ở
bất cứ nơi đâu, đồng bào ta vẫn luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội
nguồn dân tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Vì vậy
cần hết sức cảnh giác với những âm mưu, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch, ngăn chặn và phòng ngừa việc lợi dụng chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác người Việt Nam ở nước
ngoài để trục lợi, chống phá đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ./.
đảng thật tuyệt vời
Trả lờiXóaphải trừng trị nghiêm bọn phản động
Trả lờiXóa