Trong
thời gian gần đây các thế lực thù địch tiếp tục núp bóng tổ chức “xã hội dân sự”
trá hình làm công cụ quan trọng để chống phá Đảng, Nhà nước ta với các chiêu
bài gia tăng hoạt động truyền bá “xã hội dân sự” nhằm gây áp lực xã hội đối với
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; can thiệp
vào vấn đề “dân chủ“ “nhân quyền”, thúc đẩy quá trình suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, tổ chức “xã hội dân sự” trá hình làm
công cụ tuyên truyền, tác động tư tưởng, kích động, lôi kéo, tập hợp một bộ phận
quần chúng nhân dân, kết hợp với các hoạt động gây mất ổn định chính trị - xã hội
nhằm chuẩn bị điều kiện để phát động các hoạt động gây rối, như: “cách mạng đường
phố”, “cách mạng màu”,... để thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.
Vậy “xã hội dân sự” là gì, hiện có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng đại ý chung “là không gian xã hội công cộng nằm ngoài nhà nước, thị trường và lĩnh vực riêng tư của cá nhân, bao gồm tổng thể các định chế xã hội độc lập tương đối với Nhà nước và hoạt động tự nguyện trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, truyền thông đại chúng, tôn giáo, xã hội” (theo Tạp chí Cộng sản)… Về bản chất, “xã hội dân sự” có một số điểm tích cực. Đó là hoạt động trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý vì mục tiêu khẳng định quyền làm chủ của nhân dân đối với xã hội và Nhà nước…
Hiện nay, vấn đề “xã hội dân sự” (XHDS) đã và đang được các
thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chuyển hóa chế độ
chính trị ở Việt Nam. Sau thất bại trong hoạt động chống phá Việt Nam ở các
giai đoạn trước, hiện nay, các thế lực thù địch xem việc củng cố, thúc đẩy
“XHDS” theo mô hình phương Tây là một hướng đi mới, là một trong những phương
thức tác động cơ bản của chiến lược “diễn biến hòa bình” với mưu đồ xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Mục tiêu của
các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “XHDS” là tìm cách thúc đẩy sự xuất hiện
các lực lượng, tổ chức chính trị đối lập, làm suy yếu sự quản lý của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế lực
thù địch cho rằng, hình thành “XHDS độc lập về chính trị” là một “lối
thoát” cho sự ra đời công khai, hợp pháp của các tổ chức, lực lượng chính trị đối
lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, buộc Việt Nam phải chấp nhận đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập. Chúng ra sức cổ vũ cho hình thành ở Việt Nam một mô hình
“XHDS độc lập về chính trị” kiểu phương Tây, nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước.
Bên cạnh đó, dưới danh nghĩa đại diện các
tổ chức “XHDS”, một số đối tượng chống đối đã tham gia các buổi điều trần ở
nước ngoài, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, đề nghị can thiệp
trả tự do cho các đối tượng chống đối trong nước bị bắt do vi phạm pháp luật...
Đặc biệt, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng tình trạng
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đang diễn ra trong một bộ
phận đảng viên, tình trạng yếu kém, sai phạm của một số cán bộ để thổi phồng,
cường điệu hóa khuyết điểm, “hạ bệ” uy tín chính trị của Đảng, lôi kéo
người dân tham gia các tổ chức mang danh nghĩa “XHDS” để tiến hành các hoạt
động chống phá Đảng, Nhà nước. Thực tế những năm qua cho thấy, một số tổ chức
phi chính phủ (NGO) nước ngoài rất quan tâm đến các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội ở nước ta và tìm
cách xâm nhập, tác động, hướng lái hoạt động, chuyển hóa dần các tổ chức
này khi chưa đủ điều kiện, thời cơ thành lập tổ chức đối lập. Thông qua các
hoạt động, như triển khai dự án, tài trợ tài chính, tổ chức hội thảo với các
NGO Việt Nam, một số tổ chức nước ngoài đã đi sâu xâm nhập, tìm hiểu nội bộ,
xu hướng quan điểm của các NGO Việt Nam, kích động các tổ chức này thoát ly
vai trò lãnh đạo của Ðảng và sự quản lý của Nhà nước, cổ vũ quyền “tự do lập
hội” theo tiêu chí phương Tây. Ngoài ra, một số tổ chức nước ngoài còn hỗ trợ
tài chính cho một số NGO Việt Nam để xuất bản, phát hành tài liệu nghiên cứu,
văn bản luật nước ngoài nhằm tuyên truyền quan điểm, pháp luật phương Tây đến
với công chúng Việt Nam một cách công khai.
Các tổ chức phản động nước ngoài cũng tìm
cách thúc đẩy hình thành “XHDS” tại Việt Nam với mục đích chống phá từ
bên trong. Tổ chức “Bảo vệ người lao động” (tại Ba Lan) gia
tăng hoạt động với ý đồ chuyển hướng xâm nhập vào trong nước, thúc đẩy
hình thành các tổ chức “công đoàn tự do”. Tổ chức “Mạng
lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường”đã tiến hành “Đại hội thanh niên sinh
viên Việt Nam trên thế giới lần thứ V” vào tháng 1-2008 tại Ma-lai-xi-a. Tại
“đại hội” này, các đối tượng tham gia cho rằng để tiến hành “cuộc cách mạng
hòa bình” tại Việt Nam thì phải xây dựng được một “XHDS bền vững” và muốn thay
đổi xã hội thì không chỉ trên phương diện chính trị, mà còn trên các phương
diện kinh tế, luật pháp, trong mỗi cộng đồng dân cư. Qua đây cho thấy, các thế
lực thù địch bên ngoài đặc biệt quan tâm đến việc lợi dụng “XHDS” để thực
hiện âm mưu lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Ðáng chú ý là,
một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm cực đoan đã lợi dụng một số tổ
chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung
đòi “trưng cầu ý dân” về Ðiều 4 của Hiến pháp cũng như sửa đổi toàn bộ Hiến
pháp, thúc đẩy hình thành “XHDS” và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do
ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai... Ðây
là phương thức chống đối công khai rất nguy hiểm, nếu thiếu cảnh giác có thể
tạo môi trường để các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức “XHDS” đưa ra
những kiến nghị thay đổi thể chế, chuyển đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật
pháp tư sản.
Trước tình hình trên, việc đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa
âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng “xã hội dân sự” chống phá
Việt Nam là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Trong đó, vấn đề đầu tiên là phải
phân biệt, đánh giá đúng vai trò, vị trí của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp để tập trung lãnh đạo, định hướng tuân thủ đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực đóng góp cho
sự nghiệp xây dựng đất nước; cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực
thù địch, không để bị tác động, lôi kéo vào các hành vi làm tổn hại đến đất nước.
Muốn vậy chúng ta cần phải nâng cao nhận thức trách nhiệm hiểu đúng, đủ bản chất
“xã hội dân sự” từ đó có biện pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức sâu rộng
mang tính thiết thực để mỗi cán bộ, nhân dân, quân nhân hiểu và từ đó có biện
pháp đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để
phống phá cách mạng nước ta./.
cần cảnh giác cao độ trước bọn phản động
Trả lờiXóa