Trong một Stt mới
đây, Trịnh Bá Phương - con trai “trùm dân oan” Dương Nội (Hà Nội) Cấn Thị Thêu
đã chia sẻ bài viết với tiêu đề “Đất đai và bản chất ăn cướp của một điều luật” của
Hà Sĩ Phu đăng trên trang Bauxite Việt Nam nhằm mục đích cổ súy cho tư
nhân hóa đất đất đai, từ đó phê phán quy định sở hữu đất đai thuộc toàn dân được
quy định trong Hiến pháp của nước ta.
Bài viết trên có
đoạn như sau: “Điều 53 của Hiến pháp Việt Nam 2013 viết: “đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”! Đọc lên
toàn những câu chữ quen quen nghe tưởng bình thường và cũng êm tai, nhưng cái
thực tiễn ẩn nấp sau những mỹ từ ấy là mồ hôi và xương máu dân lành, là những
kho tàng của cải kếch xù của đám vua quan cơ hội, là những đoàn người mất đất
lang thang ròng rã kêu oan bị xua đuổi, đánh đập và tù tội… thì mới thấy tội ác
của cái điều luật êm như ru kia thật là ghê rợn. Cũng là một điều luật nhưng điều
luật này khó sửa vì nằm trong gan ruột của trào lưu CS, và vẫn đang gắn chặt với
ngai vàng của các vua quan tập thể lớn nhỏ hiện nay”.
Các quan điểm và
luận điệu trên đây tuy không mới nhưng nó lại đặc biệt nguy hiểm, gieo rắc sự
nghi ngờ từ đó dẫn đến hiểu sai về “hiến định chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai”, nhất là sau vụ Đồng Tâm, Thủ Thiêm hay vụ đòi đất của các nữ tu Dòng
thánh Phaolô tại khu đất số 5 Quang Trung, Hà Nội...
Cần khẳng định rằng,
sở hữu toàn dân về đất đai không phải là khái niệm “mơ hồ”, “tù mù” hay người
dân không có thực quyền gì đối với đất đai. Sở hữu toàn dân về đất đai không đồng
nhất với sở hữu Nhà nước về đất đai. Sở hữu toàn dân về đất đai phải được hiểu
là đất đai không thuộc sở hữu của riêng ai, toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối
với đất đai, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và được giao nhiệm vụ thống nhất
quản lý.
Việc quy định
Nhà nước ở nước ta là đại diện chủ sở hữu đất đai và thống nhất quản lý xuất
phát từ bản chất của Nhà nước là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mọi tài sản, tư liệu sản xuất do Nhà nước đại
diện cho dân là chủ sở hữu đều được sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích chung
của toàn thể nhân dân. Đồng thời, thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
không làm hạn chế đến quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Luật Đất đai và
các văn bản pháp luật liên quan đã trao cho người dân khá nhiều quyền: sử dụng
(theo quy hoạch chung của Nhà nước), chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp vay vốn,
thừa kế, góp vốn... Về cơ bản người dân đã có gần hết quyền của chủ sở hữu cho
phép họ đầu tư, sử dụng đất hiệu quả theo năng lực của họ.
Trong thời gian
qua, ở nước ta nảy sinh một số tiêu cực, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất
đai, song những hạn chế, tiêu cực đó không phải do bản chất của chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai gây ra. Những hạn chế, tiêu cực đó một mặt, do sự yếu kém
trong quản lý đất đai của Nhà nước ta, chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời
kỳ, đến nay, chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai còn một số nội dung
chưa đủ rõ, chưa phù hợp; tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất
đai còn không ít hạn chế, yếu kém, một bộ phận còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để trục lợi, tham nhũng; mặt khác, do nước ta trải qua nhiều thời kỳ, giai đoạn
lịch sử khác nhau, đất đai có nguồn gốc rất phức tạp. Từ thực trạng đó, Luật Đất
đai năm 2013 đã có những điều chỉnh, bổ sung để việc quản lý, sử dụng đất đai
chặt chẽ, hiệu quả hơn, hạn chế nảy sinh những tiêu cực, hạn chế.
Tóm lại, việc
quy định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật là sự cần thiết và
đúng đắn, bảo đảm sự thống nhất lợi ích của người dân và lợi ích quốc gia.
Đề nghị các cơ
quan chức năng xử lý nghiêm hành vi tung tin bịa đặt trên mạng xã hội của Trịnh
Bá Phương.
phải xử lý nghiêm Trịnh Bá Phương
Trả lờiXóa