Đối với Trung Quốc về mặt dân số
và diện tích ta chỉ ngang với một tỉnh của họ, nên không thể dùng một trận mà
đòi lại được biển đảo. Còn giả sử ta có phép mầu tiến hành chiến tranh thắng
được Trung Quốc thì đất nước cũng nát tan. Dọn nhà tránh hàng xóm đã khó còn
dọn nước để tránh láng giềng là điều không thể. Làm một trận đòi lại của đã mất
cũng không được. Vấn đề biển đảo chỉ có thể dùng chiến lược ngoại giao mềm dẻo
nhưng cương quyết để đối phó với Trung Quốc. Ta đối phó bằng chính sự cao
thượng, đúng sai, phải trái để giành lấy sự ủng hộ quốc tế (Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn – Lấy chí nhân để thay cường bạo).
Bằng ngược lại, ta đã nhỏ yếu, lại ứng xử theo kiểu trẻ con, xỏ xiên thì ta sẽ
được nhận lại thái độ gì, và ta cũng sẽ làm được gì họ?
Tham vọng bành trướng bá quyền
vốn là “đặc sản” của người Tàu và cũng là bản tính chung của các đế quốc. Nhưng
sau bao cuộc chiến đẫm máu đã dẫn tới xu hướng của thời đại: Đối thoại thay cho
đối đầu, nước ta cũng đã thực hiện thành công chính sách ngoại giao đa phương.
Ai cũng biết ông cha ta vừa thắng giặc phương Bắc xong vẫn sang triều cống và
xin phong Vương (Thuần phục giả vờ – Độc lập thực sự). Bây giờ không còn vậy
nhưng vẫn phải hiểu, chiến lược ngoại giao phải phụ thuộc vào thế và lực của
ta, không phải muốn sao cũng được. Sai lầm trong đối ngoại là sẽ dẫn tới thảm
họa, bất kể nước nào.
Nhưng cũng phải thực tế, làm sao
đừng để lợi bất cập hại. Lực ta có hạn mà lại đòi mọi cái theo ý mình sẽ là ảo
tưởng. Cơ sở để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là tranh thủ luật pháp
quốc tế. Thế giới sẽ ủng hộ ta không chỉ vì ta mà còn vì lợi ích của chính họ.
Không ai muốn TQ bành trướng thành siêu cường, rồi có thể tùy tiện áp đặt mọi
sở thích cũng như tham vọng của họ lên toàn thế giới.
Liên quan đến giải quyết tranh
chấp chủ quyền trên biển Đông ta luôn quán
triệt chỉ đạo của Đảng theo tinh thần “4 tránh”, “4 không”, 4 giữ vững” và “9K”. (4
tránh đó là: Tránh đối đầu về kinh tế; Tránh bị cô lập về ngoại giao; Tránh
bị lệ thuộc về chính trị; Tránh xung đột về quân sự. 4 không đó là: Không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào; Không
cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam; Không liên kết với nước này để
chống nước kia; Không sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực. 4 giữ vững đó là: Giữ vững chủ quyền
quốc gia; Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển; Giữ vững quan hệ
hữu nghị, hợp tác Việt - Trung; Giữ vững ổn định chính trị trong nước. 9K đó là: Kiên quyết; Kiên trì; Khôn
khéo; Không khiêu khích; Không mắc mưu khiêu khích; Kiềm chế; Không nổ súng
trước; Không để nước ngoài lấn chiếm biển, đảo; Không để xảy ra xung đột).
Còn đối với những kẻ phản động,
từng có “thành tích” bán nước, theo giặc 3 đời vẫn luôn miệng tuyên truyền dối
trá nâng quan điểm về những cái gọi là “đại họa mất nước” v.v. thì họ là những
kẻ thù hận điên cuồng, u mê mù quáng, không dám chấp nhận sự thật. Chúng ta
không quan tâm và không hy vọng gì vào những phần tử này. Khi Việt Nam giữ quan
hệ bình thường với Trung Quốc thì họ vẫn sẽ còn tiếp tục bám vào đó, sống ký
sinh lên trên đó và tiếp tục chửi bới.
Người làm chính trị có thực tâm
và thực tài là những người biết phân biệt giữa cái lợi của một người, cái lợi
của một nhóm, và cái lợi tổng thể của cái chung, của dân tộc, đất nước. Và chủ
quyền và sự hòa bình chính là cái lợi lớn đó. Lãnh đạo có tài và có tâm họ đặt
nặng và coi trọng vào cái lợi lớn, cái lợi ích chung đó. Họ đặt tình cảm vào
cái chung, cái lớn, toàn dân, toàn quốc, nặng hơn cái tình cảm cá nhân với một
người hay một nhóm, cái riêng tư, cục bộ. Đặt nặng cái lâu dài hơn cái nhất
thời.
Họ cũng căm tức nhưng họ có trách
nhiệm gánh vác to lớn, họ không có quyền để cảm xúc, cảm tính điều khiển hành
động, không được hành động cho đã cái nhất thời bất chấp tất cả, rồi sau đó thế
nào mặc kệ, không chịu trách nhiệm. Nếu vậy thì đó mới là một chính phủ vô
trách nhiệm. Chiến tranh đổ máu, mất thêm chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ, thì sao đây?
bài viết rất sâu sắc
Trả lờiXóa