Vừa qua, ngày 6/8/2023,
trên trang facebook Việt Tân tán phát bài “Từ chuyến bay giải cứu tới Việt Á”,
nội dung xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực và công tác nhân
sự của Đảng; bôi nhọ, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ; kích động gây mất đoàn kết
nội bộ Đảng; đồng thời, kêu gọi người dân đấu tranh “xóa bỏ” vai trò lãnh đạo
của Đảng, xây dựng “chế độ đa nguyên, đa đảng” ở Việt Nam. Có thể thấy từ một
sự kiện mà Đảng và nhân dân đã và đang rất tích cực đấu tranh phòng chống, tham
nhũng và tiêu cực hiện nay. Thì Việt Tân lại có thể bất chấp mọi thứ, đặc biệt
là quan điểm, chủ trương, chính sách cũng như Luật pháp của Việt Nam để chúng
có thể xuyên tạc, phủ nhận và đòi hỏi những điều hết sức vô lý và trơ trẽn. Với
tầm nhận thức phản động và cơ hội của chúng và lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của
người dân, vì vậy chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh, vạch rõ âm mưu, thủ
đoạn, những chiêu trò khích tướng, nói sai sự thật để khẳng định công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta hiện nay rất hiệu quả
và đúng đắn.
Đối
với vụ án “Chuyến bay giải cứu” từ ngày 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố
trong vụ án "chuyến bay giải cứu" về các tội: "Đưa hối lộ",
"Nhận hối lộ", "Môi giới hối lộ", "Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ". Đây là vụ án tham nhũng lớn, thu hút sự quan tâm của các cơ quan
truyền thông trong nước cũng như quốc tế. Trong đó, trên trang
facebook Việt Tân tán phát bài “Từ chuyến bay giải cứu tới Việt Á”. Vì vậy, chúng ta phải hết sức cảnh giác
và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, sai trái đó.
Phiên tòa sơ thẩm xét
xử 54 bị cáo trong vụ án tổ chức những “chuyến bay giải cứu” được tổ chức công
khai và thông tin rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân thể hiện sự nghiêm minh
của pháp luật, không có vùng cấm, đồng thời khẳng định quyết tâm của Đảng và
Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, lợi
dụng việc xét xử vụ án, các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính
trị trong nước cũng như hải ngoại đưa ra nhiều bài viết với nội dung xuyên tạc
công tác phòng chống tham nhũng, ngụy biện cho rằng tham nhũng là do cơ chế,
tạo cớ bôi nhọ đất nước, chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Có thể thấy tham nhũng
là vấn nạn mang tính toàn cầu, xuất hiện và tồn tại nhiều nước trên thế giới,
không phụ thuộc vào thể chế chính trị nào. Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng không
phải do chế độ chính trị hay do đảng phái nào lãnh đạo đất nước, mà do nhiều
nguyên nhân khác nhau từ hạn chế, yếu kém trong quản lý kinh tế, xã hội, hệ
thống pháp luật chưa hoàn thiện, tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị
trường, trình độ dân trí thấp, suy thoái đạo đức lối sống...
Đối với Việt Nam, là
quốc gia đang trên đà phát triển, chịu tác động nhiều chiều của kinh tế thị
trường, mở cửa và hội nhập, do đó còn vấn nạn tham nhũng là không thể tránh
khỏi. Nhận thức rõ vấn đề trên, Đảng và Nhà nước đang nỗ lực từng bước làm
trong sạch bộ máy Nhà nước, minh bạch trong quản lý kinh tế để đẩy lùi tác động
tiêu cực. Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành
động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”.
Để phòng, chống, đẩy
lùi tham nhũng, suy thoái, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, đi cùng với đó
là sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp gắn với việc điều
tra, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, tạo sức răn đe, phòng ngừa
chung trong toàn xã hội. Phát biểu kết luận tại Phiên họp thứ 23 ngày 12/1/2023
của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, qua 10 năm, công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực nhận thức ngày càng sâu, quyết tâm ngày càng cao hơn, cách
làm ngày càng bài bản, lớp lang hơn, số lượng vụ án đưa ra xử lý ngày càng
nhiều trên hầu hết các lĩnh vực, trên cả các địa phương. Công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực hiện rất nhân văn, nhân nghĩa,
nhân ái, nhân tình nhưng vẫn đủ răn đe và giáo dục, ngăn ngừa là chính.
Do đó, việc đưa ra xét
xử 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” một lần nữa chứng minh cho chủ
trương chống tham nhũng “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của
Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ, quyết tâm cao của cả hệ thống
chính trị, chứ không phải “tỉa nhánh”, “sâu mọt càng bắt càng nhiều” hay “rách
đâu vá đó” như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị.
Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân phải luôn nâng cao cảnh giác,
nhận thức rõ và kiên quyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch lợi dụng các vụ án để xuyên tạc, phá hoại công cuộc phòng, chống tham
nhũng của Đảng và Nhà nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét