Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

NVB40 - Phê phán các quan điểm sai trái, thù địch về tự do tôn giáo ở Việt Nam

 

Một trong những chiêu bài thường được các thế lực thù địch, phản động sử dụng là đăng tải, công bố các thông tin phiến diện, lệch lạc, thù địch, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Trong đó, một số trang tiếng Việt thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, BBC, VOA, Tiếng Dân…. thường xuyên đăng tải những thông tin có nội dung xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; vu cáo Việt Nam “ngăn cấm” hoạt động của tín đồ các tôn giáo.

Các thế lực phản động, thù địch thường lập luận một cách vô căn cứ về quyền tự do tôn giáo được ghi nhận trong luật pháp về tôn giáo của Việt Nam, xuyên tạc rằng các quy định về quyền tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam là “hạn chế về bản chất, “đi ngược lại với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và vi phạm một cách có hệ thống tự do tín ngưỡng”(?!).

Cần phải khẳng định rằng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong luật pháp ở Việt Nam được xây dựng dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin - một học thuyết khoa học, đúng đắn về tự do tôn giáo khi đặt nó trong quyền con người (nhân quyền) - như C. Mác đã khẳng định: “Tự do tín ngưỡng là quyền thực hành bất cứ tín ngưỡng nào,... quyền được mộ đạo, được mộ đạo theo bất luận kiểu nào, được hành đạo theo tôn giáo riêng của mình. Đặc quyền tín ngưỡng là một quyền phổ biến của con người”. Kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tự do tín ngưỡng là một quyền lợi căn bản của nhân dân ta”.

Thực tiễn, số lượng tín đồ các tôn giáo không ngừng gia tăng, sinh hoạt đời sống tâm linh, tôn giáo diễn ra sôi động. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, số lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo không ngừng tăng lên. Năm 1997, cả nước có trên 15 triệu tín đồ, chiếm hơn 20% dân số; đến năm 2021, số tín đồ của 41 tổ chức tôn giáo đã được công nhận tăng lên 26,59 triệu người, chiếm trên 27% dân số. Bên cạnh đó có hơn 200 nghìn người thuộc 70 nhóm Tin lành tư gia và trên 30 nghìn người thuộc hơn 60 hiện tượng tôn giáo mới (“đạo lạ”), chưa đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Ngoài ra, đại đa số người Việt Nam có đời sống tâm linh, theo tín ngưỡng đa thần truyền thống.

Các tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân ngày càng nhiều và tiếp tục gia tăng. Trước năm 1990, Nhà nước mới công nhận ba tổ chức, gồm Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc, năm 1958), Hội đồng Giám mục Việt Nam (năm 1980), Giáo hội Phật giáo Việt Nam (năm 1981). Từ năm 1990 đến năm 2004 (trước khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo) 6 tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Islam giáo (Hồi giáo), 12 tổ chức tôn giáo được công nhận; từ năm 2004 đến năm 2017 (thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo) có 15 tôn giáo, 37 tổ chức tôn giáo được công nhận; từ năm 2018 đến năm 2021 (thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo): 1 tổ chức tôn giáo được công nhận, 3 tổ chức tôn giáo được cấp đăng ký hoạt động. Đến năm 2021, cả nước có 16 tôn giáo với 41 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân hay đăng ký hoạt động. Bên cạnh đó, còn có hàng nghìn tổ chức tôn giáo trực thuộc, 3.803 điểm, nhóm đã được cấp giấy đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Những số liệu nêu trên là minh chứng sinh động, rõ nét nhất cho tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Điều ấy càng khẳng định sự đúng đắn trong chính sách, pháp luật về tự do tôn giáo của Việt Nam và sự phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...