Cho đến nay, chúng ta không lạ gì chiêu bài “đa nguyên, đa đảng”,
một âm mưu, thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình’’ của các
thế lực thù địch nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa
bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhằm lý giải, cổ súy cho luận điệu “đa
nguyên, đa đảng”, các thế lực thù địch cho rằng, đa nguyên, đa đảng mới bảo đảm
dân chủ rộng rãi trong xã hội, còn chế độ chính trị một đảng là đối lập với dân
chủ, rằng muốn thực hiện dân chủ nhất thiết phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng.
Sự thực có phải như vậy
Chúng ta biết rằng, đa nguyên chính trị là khuynh hướng xã hội học
- triết học, xuất phát từ học thuyết tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các
nhóm, các đảng phái và các tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội, xuất hiện
lần đầu tiên vào đầu thế kỉ 18, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ
trong việc đấu tranh chống lại sự độc quyền chân lí, bảo vệ sự đa dạng và quyền
bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, chống lại sự hình thành các
nhóm đa số chèn ép các nhóm thiểu số, phát triển quyền tự do dân chủ trong chế
độ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi các tổ chức độc quyền tư bản xuất hiện, thì
đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh
lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, các tổ chức độc quyền tư bản
có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong "dân chủ" che đậy sự
bất công, bất bình đẳng trong xã hội do các tổ chức độc quyền tư bản lũng đoạn.
Như vậy là vấn đề đa nguyên, đa đảng trong chế độ tư bản, dựa trên
quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chỉ mang lại dân
chủ cho thiểu số giai cấp bóc lột, không mang lại dân chủ đầy đủ và rộng rãi
cho quần chúng nhân dân lao động, nên không thể là hình mẫu lý tưởng, giá trị
chung mà có thể áp đặt cho các nước. Ngược lại, trong chế độ xã hội chủ
nghĩa, như ở Việt Nam hiện nay, thực hiện chế độ một đảng cũng không triệt tiêu
dân chủ. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc; đại
biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và
của dân tộc.
các nước tư sản đang đa nguyên đa đảng để rồi sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn khiến cho người dân phải khổ cực, rồi khủng bố, các vụ xả súng. vậy dân chủ như vậy có tốt không?
Trả lờiXóabọn dân làm báo bớt ảo tưởng đi nhé.
Trả lờiXóaBài viêt hay
Trả lờiXóa