Trong 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã từ phận nô lệ, lầm than đã đứng lên làm chủ đất
nước, làm chủ chính vận mệnh của mình. Để có một cuộc sống hòa bình, ấm no như
ngày hôm này là công sức xương máu của bao lớp cha anh đi trước. Truyền thống của
dân tộc ta là uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Thế hệ hôm nay nhớ
về công ơn của những người đi trước. Thành kính nhớ ơn, tổ chức kỷ niệm ghi nhớ công ơn là điều đáng làm không những ở
Việt Nam mà ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Vậy mà dịp 30-4 vừa qua, khi người dân Việt
Nam chân chính mặc dù trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã thành
kính, hân hoan kỷ niệm 46 năm ngày hội thống nhất non sông. Ngày bắc nam xum họp
một nhà. Một điều đương nhiên ở một đất nước có lịch sử mà cả thế giới công nhận
nhưng điều đó khiến những kẻ phản động, cơ hội chính trị, những kẻ quên mất đi
nguồn gốc dân tộc tỏ ra không cam tâm. Một số phần tử chống đối tiếp tục tung
luận điệu rằng, giới trẻ Việt Nam nhận thức không đúng về lịch sử nên mới tham
gia “cổ xúy” cho ngày độc lập. Bản chất của ngày giải phóng miền nam, của chiến
thắng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử không như những gì được học ở Nhà trường, ở
sách, báo chính thống đã viết. Chúng dùng mọi chiêu trò, viết một cách vô
nguyên tắc, thiếu dẫn chứng lịch sử, đánh giá bịa đặt về chiến thắng 30-4 của
dân tộc ta. Một số "nhà dân chủ tự
xưng", nhà yêu nước "Ba que" suy diễn và quay sang chỉ trích, đổ
lỗi vô lí cho rằng đó là hệ quả tất yếu của nền giáo dục một chiều ở Việt Nam
và sách giáo khoa đang dạy trong nhà trường là do “bên thắng cuộc” viết. Cho nên đương nhiên là quan điểm viết trong sách
hầu như là áp đặt, thông tin một chiều, không đúng sự thật lịch sử, không đáng
tin cậy. Thậm chí, có kẻ còn mạnh dạn phán bừa như một nhà hiền triết: “Khi lịch
sử được giảng dạy theo hướng giáo điều chủ nghĩa... thì sẽ vẽ nên một hình ảnh
xấu xí và phản diện cho kẻ thù bên kia chiến tuyến".
Thiết nghĩ, những nhân vật này đã đi thăm những di
tích lịch sử chiến tranh, đã được nghe những cuộc nói chuyện của những người từng
đi qua chiến tranh chưa mà có thể phát biểu phí lí như vậy. Đã là người Việt
Nam hẳn ai cũng hiểu để có mỗi trang sử trong sách giáo khoa, cả dân tộc Việt
Nam đã viết nên bằng máu xương và nước mắt, bằng những hy sinh to lớn của bao lớp
cha anh. Mỗi trang sử hào hùng ấy là niềm tự hào thôi thúc các thế hệ người Việt
Nam hôm nay tâm nguyện, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó không chỉ
trong sách mà nó là chính từ lịch sử chân chính viết lên được xây dựng dựa trên
những nhận thức khoa học chung nhất, được tập hợp bởi trí tuệ của đội ngũ giáo
viên, các nhà khoa học, nhà giáo dục của cả đất nước. Những cuốn sách giáo khoa
nói chung, sách tri thức lịch sử nói riêng cũng được các hội đồng khoa học thẩm
định khắt khe trước khi đưa vào giảng dạy trong nhà trường.
Vì vậy, cái gọi là “áp đặt một chiều” do
“bên thắng cuộc viết” mà các thế lực thù địch rao giảng chỉ là luận điệu mù
quáng của những kẻ cuồng ngôn của những kẻ mù lịch sử. Và với mớ lí luận rỗng
tuếch ấy thì tin rằng chẳng người dân Việt Nam yêu nước chân chính tin vào nó.
Điều đó chỉ làm cho những kẻ viết lên nó càng lộ rõ bản chất phản động, đi ngược
lại lợi ích của nhân dân của quốc gia dân tộc mà thôi.
Chiến thắng 30/4/1975 đã mang lại độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc; nhưng để bảo vệ được thành quả đó mỗi người dân phải ra sức đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Trả lờiXóa