Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, chống đối,
cơ hội chính trị đang ráo riết tuyên truyền xuyên tạc, chống phá sau bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Vậy, chúng ta phải làm gì để đấu tranh phản bác có hiệu quả?
Trước hết, những người Việt Nam
yêu nước chúng ta cần tỉnh táo nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn và nội dung xuyên
tạc chống phá bầu cử mà các thế lực thù địch, phản động sử dụng hiện nay là gì;
để từ đó, dùng những kiến thức hiểu biết của mình và bằng thực tiễn tình hình đất
nước để phân tích, chỉ ra những sai trái, mà phê phán, phản bác lại những luận
điểm xuyên tạc, chống phá đó.
Hiện nay, các đối tượng xuyên tạc, chống phá bầu cử
thường tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, các đối tượng cho rằng cuộc bầu cử đại biểu
Quốc Hội và Hội đồng nhân dân sắp tới là giả tạo, mỵ dân; tự biên, tự diễn, các
nhân sự đã được sắp xếp trước, theo kiểu Đảng đã lựa chọn, “Đảng cử - dân bầu”.
Mục đích của nội dung này là nhằm đòi thực hiện bầu cử theo kiểu của phương
Tây.
Thứ hai, xuyên tạc, bóp méo về cơ cấu số lượng đại biểu
Quốc hội giữa vùng, miền, Bắc, Nam, thành phần dân tộc, tôn giáo. Mục đích của
nội dung này là nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc - vốn là truyền thống
quí báu và là nguồn gốc sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam, để làm cho ta suy
yếu, dễ bề tấn công, chống phá.
Thứ ba, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín của các ứng
cử viên, cho rằng các ứng cử viên ngày nay không phải là những người tài giỏi
như thời kỳ Bác Hồ giới thiệu lựa chọn bầu vào Quốc hội của nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa năm 1946. Mục đích việc làm này là nhằm cố tình so sánh, xuyên tạc
để phủ nhận vai trò, năng lực, phẩm chất của các ứng viên đại biểu Quốc hội
khoá XV, cho rằng không ai xứng đáng, không ai hết lòng, hết sức vì lợi ích của
nhân dân, của đất nước mà chỉ là sự “kéo bè, kéo cánh” vì lợi ích nhóm; từ đó,
ý đồ sâu xa hơn của những đối tượng phản động là làm mất đi ý nghĩa của cuộc bầu
cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Thứ tư, các đối tượng tiếp tục xuyên tạc chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc, bóp méo, phủ định vai trò lãnh đạo
của Đảng, làm suy yếu vai trò điều hành của Nhà nước, làm lung lay nền tảng tư
tưởng của Đảng.
Vậy, đâu là luận cứ để phê phán,
phản bác lại những luận điểm xuyên tạc, chống phá?
Trước hết, khi nói về dân chủ là muốn nói đến quyền
làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ này không thể hiểu ai muốn làm gì thì làm,
bởi một khi ai muốn làm gì thì làm sẽ dẫn đến vi phạm quyền tự do của người
khác.
Ở nước ta, quyền làm chủ được thể hiện bằng 2 hình thức:
dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Tất cả các hình thức dân chủ này đều phải
thực hiện trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội,
Hội đồng nhân dân phải theo luật pháp và theo trình tự, quy trình, quy định của
luật pháp, chứ không thể tự do ứng cử một cách tùy tiện lúc nào cũng được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét