Tuy nhiên, càng gần đến ngày bầu cử, các thế
lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị càng ra sức chống phá, xuyên tạc bản
chất tốt đẹp của Nhà nước ta. Không còn cơ hội “tự ứng cử” vào Quốc hội và HĐND
các cấp, chúng bèn tung trên mạng xã hội, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài,
tán phát cái gọi là “thư ngỏ”, “thư kiến nghị”, “góp ý”, “lời tâm huyết”... với
mục đích làm “đục nước béo cò”. Những luận điệu này được che đậy dưới những thủ
đoạn tinh vi. Nếu ai mất cảnh giác, có thể lầm tưởng, thậm chí bị dẫn dắt và
tin theo.
Hiện nay, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện
các “tâm thư”, “lời tâm huyết”, “thư ngỏ gửi cử tri”... với những lời lẽ xuyên
tạc, bịa đặt kêu gọi “toàn dân tẩy chay cuộc bầu cử”. Một số tổ chức phản động,
phần tử phản động lưu vong từ nước ngoài cũng “gửi lời kêu gọi” đề nghị các cử
tri tẩy chay cuộc bầu cử vào ngày 23/5 tới. Chúng ngụy biện đưa ra quan điểm:
“Hiến pháp hiện hành của Việt Nam quy định đi bầu cử là quyền công dân. Đã là
quyền thì công dân có thể thực hiện hoặc không thực hiện. Không có quy định nào
bắt buộc công dân Việt Nam phải tham gia đi bỏ phiếu bầu ĐBQH và đại biểu HĐND
các cấp”; cũng có người lên mạng xã hội “vận động” không bầu ĐBQH đối với những
ứng cử viên do Trung ương giới thiệu bởi “Trung ương xa lắm, có biết họ là ai
đâu” và kêu gọi “không biết ai thì không bầu người ấy”...
Chính vì vậy, các cử tri cần tỉnh táo, kịp
thời phát hiện, chủ động đấu tranh với các hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ
để xuyên tạc, vi phạm pháp luật, phá hoại cuộc bầu cử, góp phần giữ vững ổn
định, đóng góp vào thành công trong ngày hội lớn của đất nước. Các cơ quan chức
năng của Nhà nước cần tăng cường và kiên quyết đấu tranh, phản bác thông tin,
quan điểm sai trái, xuyên tạc phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích
động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng và Nhà
nước. Đồng thời xử lý nghiêm các hành vi “đục nước béo cò”, làm vẩn đục bầu
không khí ngày hội của nhân dân
Để ngày bầu cử sắp tới thực sự trở thành ngày
hội lớn của toàn dân, các cấp, các ngành và các địa phương cần thực hiện tốt
những quy định về tổ chức bầu cử. Đặc biệt, cần làm thật tốt công tác tuyên
truyền về bầu cử và phòng, chống dịch Covid-19. Công tác tuyên truyền về bầu cử
phải đúng sự chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng và Hội đồng Bầu
cử quốc gia, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương, hình
thức; tạo không khí phấn khởi trong nhân dân; gắn với triển khai thực hiện
nhiệm vụ của đất nước, bộ, ngành, địa phương, đơn vị và nghị quyết đại hội đảng
bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Chú trọng tuyên truyền
các quy định của pháp luật về bầu cử, tuyên truyền công tác chuẩn bị bầu cử và
không khí dân chủ, đúng pháp luật trong bầu cử, nhất là ý thức tự giác trong
thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của cử tri. Các cơ quan báo chí cần tăng
cường tuyên truyền với các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả;
đồng thời kêu gọi cộng đồng và người dân không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác
và chung sức, đồng lòng cùng Đảng, Nhà nước ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19 để
phát triển kinh tế.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa