Hiện nay, cùng với các vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân
quyền, tôn giáo, dân tộc, các thế lực thù địch và phản động thường xuyên lợi dụng
internet và mạng xã hội để xuyên tạc quan điểm của Đảng về vấn đề chủ quyền biển,
đảo. Chúng sử dụng các websites của các báo, đài phản động ở nước ngoài như
BBC, Đài châu Á tự do (RFA)..., các trang mạng xã hội như facebook, Youtube,
Twitter,… để phát tán tài liệu, hình ảnh, video xuyên tạc tình hình, diễn biến
phức tạp trên Biển Đông, xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước
trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Mục đích là nhằm lợi dụng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và
những bức xúc của người dân với những diễn biến phức tạp trên Biển Đông để kích
động nhân dân chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân. Đồng thời, chúng lợi dụng những bất đồng trên Biển Đông để hòng làm chia rẽ
mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước có liên quan. Mặt khác, chúng
xuyên tạc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta để lôi kéo,
kích động nhân dân, tạo nên lực lượng đối lập ở trong nước dưới danh nghĩa “đấu
tranh” bảo vệ chủ quyền biển, đảo hòng gây mất an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội, hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Trước những âm mưu,thủ đoạn, hành động lợi dụng internet và
mạng xã hội của các thế lực thù địch, các phần từ cơ hội nhằm chống phá Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội, cần tập trung làm tốt một số giải pháp căn bản như:
Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông internet trong việc đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển, đảo của đất nước và phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc
của các thế lực thù địch, phản động; tăng cường công tác bảo đảm an ninh mạng
và quản lý đối với các trang mạng xã hội; minh bạch hóa chính sách, chính xác
hóa và cụ thể hóa thông tin về tình hình biển, đảo của Việt Nam.
Tăng cường chế tài xử phạt và xử lý nghiêm minh đối với những
hành vi lợi dụng internet và mạng xã hội để đưa thông tin sai trái, xuyên tạc
quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và
đối với vấn đề chủ quyền biển, đảo nói riêng. Đồng thời, để tăng cường tính răn
đe của luật pháp thì các trường hợp vi phạm bị xử lý cần phải được thông tin rộng
rãi tới người dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, internet và
mạng xã hội từ đó ngăn ngừa các hành động tương tự.
Bên cạnh đó, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở mỗi
cơ quan, đơn vị cũng cần tăng cường đăng hoặc chia sẻ các bài viết về chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tích cực đăng các bài viết
đấu tranh, phê phán, phản bác những bài viết, thông tin sai sự thật, những luận
điệu xuyên tạc liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét