Sau thành công Đại hội lần thứ
XIII của Đảng, sắp tới, đất nước ta đứng trước sự kiện chính trị đặc biệt quan
trọng: bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân
(HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, được tổ chức vào ngày 23/5/2021. Thông qua
lá phiếu bầu của mình, mỗi công dân sẽ tự mình lựa chọn đại diện xứng đáng trong
Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới. Đây là ngày hội toàn dân, được người dân
Việt Nam hân hoan chờ đợi.
Thế nhưng, điều đáng lên án ở đây
là có nhiều kẻ cố tình phủ nhận, chà đạp những giá trị tốt đẹp mà toàn Đảng,
toàn dân đã vun đắp trong 75 năm qua. Đó là những tổ chức phản động, thù địch,
những phần tử cơ hội luôn nhăm nhe tìm cách can thiệp, lật đổ nền chính trị nước
ta. Thủ đoạn chúng thường sử dụng là soạn, phát tán tài liệu nhằm truyền bá các
quan điểm sai trái, như cho rằng bầu cử chỉ là “hình thức”; rầm rộ đưa
tin, đăng tải những bài viết, video có nội dung sai trái, xuyên tạc về cuộc bầu
cử trên internet, fanpage. Đồng thời, kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng để
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Tinh vi hơn, lợi dụng bản chất dân chủ trong
Luật bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, chúng dùng chiêu trò “tự ứng cử”, đưa
một số người - thực chất đó là các phần tử cơ hội, biến chất, “dân chủ giả
tạo” ra ứng cử với hy vọng cài cắm người của chúng vào Quốc hội, chính quyền
để hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”, làm nước ta tự suy
yếu từ bên trong. Mặt khác, chúng hô hào vận động tranh cử trên mạng xã hội, viết
bài để đánh bóng, lăng xê người tự ứng cử. Khi không đủ điều kiện và bị loại
qua các vòng hiệp thương, các đối tượng này lại rêu rao những luận điệu sai
trái như: chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng
cử đại biểu Quốc hội; phải để các ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của
cử tri mà không cần phải trải qua hiệp thương; Đảng Cộng sản cố tình “cản
trở” người ngoài Đảng tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội, v.v... Những thủ đoạn
tinh vi, những luận điệu lố bịch này đã bị bóc trần. Tuy nhiên, nó nguy hiểm ở
chỗ là đôi khi gây ra sự mơ hồ, ngộ nhận trong nhận thức của một bộ phận nhân
dân, nhất là người chưa am hiểu về chính trị.
Cuộc bầu cử đại biểu ĐBQH và đại
biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó
khăn, nhất là đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Dự báo các thế lực thù
địch sẽ gia tăng các hoạt động chống phá. Để bầu cử thành công tốt đẹp cần làm
tốt công tác tuyên truyền, làm tốt công tác chuẩn bị; tích cực đấu tranh phản
bác, bóc trần các quan điểm sai trái, thù địch. Mỗi người dân cần tỉnh táo, nêu
cao tinh thần cảnh giác, lắng nghe và tiếp nhận các thông tin chính thống từ
phía cơ quan chức năng; tránh rơi vào bẫy tin giả hoặc a dua, tiếp tay cho các
thế lực thù địch, phản động. Nhìn tình hình bất ổn tại các nước trong khu vực
như Myamar, Thái Lan..., sẽ thấy việc giữ vững ổn định chính trị là điều trọng
yếu đối với mỗi người dân muốn có cuộc sống yên bình, ấm no.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét