Kỷ
niệm 131 năm Ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890 - 19/5/2021) là dịp để mỗi
chúng ta bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc tới Bác kính yêu; toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân Việt Nam báo công với Bác về những thành tích cả nước đạt
được và quyết tâm dựng xây đất nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, giàu
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai các cường quốc năm châu như
sinh thời Người hằng mong muốn.
1. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam
Ngày 5-6-1911 với khát vọng
cháy bỏng “tìm đường đi cho dân tộc theo đi”, Người rời bến cảng Nhà
Rồng, ra đi tìm đường cứu nước. Những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, làm
đủ nghề để kiếm sống, giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ hơn về con người, về giá trị của
độc lập, tự do. Tháng 7-1920, sau khi tiếp thụ “Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin”, Nguyễn
Ái Quốc đã sáng tỏ con đường đấu tranh giành độc lập tự do thật sự
cho dân tộc qua gần 10 năm kiếm tìm (1911-1920). Lý luận
của V.I.Lênin và lập trường đúng đắn của Quốc tế Cộng sản là cơ
sở vững chắc để Nguyễn Ái Quốc ủng hộ việc gia nhập Quốc tế Cộng
sản tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tháng 12-1920. Đây
là sự kiện có giá trị lịch sử, Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những
người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên của Việt
Nam tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường cách
mạng vô sản.
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái
Quốc là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, đưa nhân dân Việt Nam đi theo
con đường mà Người đã lựa chọn. Cuối năm 1929, đầu năm 1930, trước
sự chia rẽ, tranh chấp ảnh hưởng trong quần chúng của các tổ chức
cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn
Ái Quốc đến Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị thống nhất các
tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất ở Việt Nam.
Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với những
khảo nghiệm, phân tích thực tế xã hội, chế độ chính trị của
nhiều quốc gia lớn, nhỏ, giàu, nghèo ở hầu khắp các châu lục,
để tìm ra bản chất của các học thuyết và các cuộc cách mạng trên
thế giới, từ đó chắt lọc, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu
của dân tộc. Đó cũng là quá trình nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc “kế thừa và
nâng tầm những giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, vận
dụng và phát triển sáng tạo lý luận cách mạng thế giới mà cốt lõi là
chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng đường lối cứu nước, đưa học thuyết cách
mạng vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chuẩn bị chu đáo,
toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam”(1).
2. Lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa tháng Tám, đoàn kết
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
Trước tình hình phong trào cách
mạng ở trong nước dâng cao, tháng giêng năm 1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc,
Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Tại Khuổi Nậm
(Cao Bằng), Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương (5-1941) xác định cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện
tại là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và quyết định thành lập Mặt trận
Việt Minh. Sau Đại hội đại biểu quốc dân họp tại Tân Trào
(Tuyên Quang) trong hai ngày 16 và 17- 8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
thư kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc
ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta”(2).Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chủ động, sáng
tạo của các Đảng bộ địa phương, Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã giành thắng
lợi trên phạm vi cả nước. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành
công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo; chấm
dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm đô hộ của thực dân,
phát xít. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời - Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Nam Á và là Nhà nước của toàn
thể dân tộc Việt Nam.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành
công, cả dân tộc phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức: Tài
chính khánh kiệt, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Vượt lên những khó khăn
đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược tạm hòa hoãn với
Pháp và Tưởng để duy trì hòa bình nhằm củng cố chính quyền cách mạng,
tiến hành diệt “giặc đói”, “giặc dốt” và chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng
chiến trường kỳ chống “giặc ngoại xâm” của dân tộc. Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, toàn
thể dân tộc Việt Nam trải qua nhiều hy sinh, gian khổ, nhưng vô cùng anh dũng và tự hào, dưới
sự lãnh đạo tài tình của Đảng, của Bác kính yêu đã làm nên một Điện Biên
lịch sử - “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Với thắng lợi này, “lần đầu
tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực
dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng
thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội
chủ nghĩa trên thế giới”(3).
Sau ngày Hiệp định Giơnevơ được
ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, là hậu phương vững chắc cho cách mạng cả
nước. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Từ miền Bắc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng ngày đêm tập trung sức lực,
trí tuệ, chỉ đạo cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Người chú trọng đặc
biệt việc tổ chức chi viện cho cách mạng miền Nam với tâm niệm
“Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi”. Ngày
2/9/1969, khi cả dân tộc theo tiếng gọi của Người quyết đánh cho
Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào, thì Người đã ra đi. Biến những đau thương, mất
mát ấy thành hành động cách mạng, thành quyết tâm “mỗi người dân là một dũng sĩ diệt
Mỹ”; với sự chi viện của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, sự giúp
đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ trên
thế giới..., quân và dân ta đã đánh bại các chiến lược chiến tranh của
đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giành thắng lợi vang dội trong
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn
miền Nam, thống nhất đất nước. Khát vọng thống nhất non sông, Nam - Bắc sum họp
một nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành hiện thực.
3. Giá trị lý luận, thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Nét độc đáo,
khác biệt của tư tưởng Hồ Chí Minh với nhiều hệ tư tưởng, lý luận trên thế
giới, là được hình thành, phát triển trong quá trình đi
tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh. Ðó là sự đúc rút, tổng kết từ thực tiễn đấu tranh cách mạng đầy gian
khổ, hy sinh nhưng vô cùng sôi nổi, phong phú của Người; đó là sự tiếp thu, vận
dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; là sự kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại. Người tiếp thu, vận dụng sáng tạo, đồng thời không
ngừng bổ sung, phát triển phù hợp, làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin trở nên sống
động với thực tiễn Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng chủ nghĩa Mác -
Lê-nin vào thực tiễn nước ta trên nhiều phương diện, từ lý luận Chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, với phương thức bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa từng bước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đến những
lĩnh vực cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và xây dựng Ðảng, đặc
biệt là lý luận về xây dựng Ðảng Cộng sản cầm quyền. Tư tưởng độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của cách mạng Việt
Nam. Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn, tất yếu của cách
mạng Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới trong thời đại ngày
nay, thời đại quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về vai trò, sức mạnh to lớn của Nhân dân
đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay mang
tầm chiến lược, có giá trị khoa học, cách mạng và nhân văn sâu sắc, bởi vì
luôn đặt lợi ích của Nhân dân, của con người ở vị trí trung tâm và chính
nhờ chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ, tập
hợp được sức mạnh của toàn dân tộc, của các lực lượng yêu nước trong cuộc đấu tranh
vì độc lập, tự do cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân và góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Tư tưởng Hồ
Chí Minh về Ðảng Cộng sản và xây dựng Ðảng trong điều kiện Ðảng
cầm quyền có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với công cuộc xây dựng,
chỉnh đốn Ðảng hiện nay. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn giành nhiều công sức và tâm huyết cho công tác
xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, đặc biệt là việc xây dựng Ðảng trong sạch,
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; về giáo dục, rèn luyện,
nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ðể tiếp tục vận
dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng
trong giai đoạn mới, Ðảng cần phải thường xuyên tiến hành công tác xây
dựng, chỉnh đốn Ðảng, chăm lo giữ gìn sự đoàn kết thống nhất
trong Ðảng, lấy đó làm hạt nhân đoàn kết toàn dân, thực hành dân chủ, phát
huy quyền làm chủ của Nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
thực hiện thường xuyên, nghiêm túc việc tự phê bình và phê bình trong Ðảng;
quan tâm giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách
nhiệm vì nước, vì dân của cán bộ, đảng viên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh
phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chống chủ nghĩa cơ hội, cá nhân,
vị kỷ dưới mọi hình thức,… Phải gắn xây dựng, chỉnh đốn Ðảng với xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao năng
lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Ðảng, làm cho Ðảng
luôn trong sạch, vững mạnh, thật sự "là đạo đức, là văn minh",
xứng đáng với niềm tin yêu và kỳ vọng của Nhân dân.
Những cống hiến vĩ đại về tư
tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi
đường, dẫn dắt sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong quá trình đổi mới, phát
triển và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi chúng ta luôn thành kính và tri ân vô hạn đối với
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người lãnh tụ đã cống hiến cả cuộc đời cho cách
mạng Việt Nam cũng như phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Mọi người dân Việt Nam luôn nhớ công lao trời bể của Chủ tịch Hồ Chí Minh; vì vậy mỗi người dân; nhất là cán bộ, Đảng viên phải thường xuyên học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Người.
Trả lờiXóa