Nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng
đắn và giải pháp phù hợp, sau 10 năm đổi mới (năm 1996), đất nước đã thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế – xã hội; sau 25 năm đổi mới (năm 2010) đất nước đã ra khỏi
tình trạng nước nghèo kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung
bình. Theo đánh giá của quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) kết thúc năm 2020, nếu tính
theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1050 tỷ USD và GDP
bình quân đầu người đạt 10.000USD
Trên các lĩnh vực như giáo dục, y tế và
nhiều lĩnh vực khác Việt Nam đạt thành tựu to lớn: phổ cập giáo dục tiểu học đã
được tiến hành tích cực và hoàn thành vào năm 2010. Đã có 99% trẻ em trong độ
tuổi học sinh bậc tiểu học được đến trường. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
có nhiều tiến bộ, hệ thống cơ sở y tế được hình thành rộng khắp trong cả nước;
số bác sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh. Hệ thống dịch vụ y tế
ngày càng được nâng cao chất lượng. Tuổi thọ trung bình tăng, đạt 73,5 tuổi vào
năm 2015. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được đặc biệt quan tâm,
đảm bảo mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trên địa
bàn cư trú.
Cùng với đó, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu hết sức quan trọng về lĩnh vực nhân quyền, thể hiện qua việc các
quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực được phát huy; đời sống
tinh thần, vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Chỉ trên lĩnh
vực chính trị, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 2013
và một loạt các bộ luật, luật, pháp lệnh theo hướng hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
Là thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam
tích cực, chủ động tham gia hoạt động tại nhiều cơ quan trực thuộc của Liên hợp
quốc và trên nhiều lĩnh vực, cùng các nước hỗ trợ Liên hợp quốc hoàn thành các
sứ mệnh được giao.
Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước
Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để tăng cường, mở rộng
hợp tác quốc tế, tham gia các quan hệ song phương và tổ chức đa phương. Đến
nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại
giao với 189 nước (trong đó, xác lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước),
quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thương
mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.
Ở Việt Nam, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam
là lực lượng duy nhất có năng lực, trí tuệ để tổ chức, lãnh đạo thắng lợi cách
mạng Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam tới “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Do vậy cần bác bỏ hoàn toàn những luận điệu tuyên truyền xuyên
tạc, kích động, chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị
nhằm vào Đảng ta – Đảng của nhân dân, của cách mạng và dân tộc Việt Nam./.
Nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN
Trả lờiXóa