Bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của
công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa nói chung và thành lập cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa
phương nói riêng.
Các cấp, các ngành đã
chuẩn bị tốt cho sự kiện chính trị trọng đại này; các ứng cử viên đang tích cực
tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử ở nơi mình ứng cử, các ứng cử viên là những
người đã được các cấp tuyển chọn, giới thiệu đều đủ các tiêu chuẩn để ứng cử đề
ra.
Tuy nhiên, cùng với
công tác chuẩn bị, tiến tới bầu cử thì đại dịch covid-19 tái bùng phát trên thế
giới, diễn biến vô cùng phức tạp, trong đó có Việt Nam ta, nhưng với sự lãnh đạo
của Đảng, điều hành quyết liệt của chính phủ đến nay ta cơ bản đã khống chế được
dịch covid-19 (lời của phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong Hội nghị đánh giá tình
hình dịch); bên cạnh đó Đảng, nhà nước ta vẫn kiên định mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”
vẫn được duy trì và ổn định.
Bên cạnh đó, lợi dụng
tình hình dịch bùng phát ở một số địa phương, một số đối tượng phản động, móc nối
trong và ngoài nước đã tăng cường chống phá, vu cáo các cơ quan chức năng “kiểm
soát kém”, kêu gọi người dân “không tham gia bầu cử”, xem nhẹ tính mạng khi
không giản cách xã hội…với mục đích chia rẽ đoàn kết, xuyên tạc sự lãnh đạo của
Đảng, điều hành của chính phủ, chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp…
Vì vậy, chúng ta phải hết
sức tỉnh táo, nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, không để
mắc mưu, tham gia các hoạt động trái phép, không bị lôi kéo... Đồng thời, kiên
quyết phản bác, đấu tranh có hiệu quả với nhận thức và hành động sai trái, làm
tốt vai trò của một công dân, góp phần vào thành công của công tác bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các câp nhiệm kỳ 2021 – 2026./.
Mọi người dân đều phải tham gia bầu cử
Trả lờiXóa