Lợi dụng quyền tự do, dân chủ trong bầu cử đại biểu Quốc hội và
đại biểu HĐND các cấp, một số người nhân danh “nhà dân chủ”, “đấu tranh cho dân
chủ” đã tuyên bố tự ứng cử, hô hào phát động các chiến dịch truyền thông trên
Internet, kêu gọi ký tên ảo, bỏ phiếu online. Họ tung hô, ủng hộ cho các đối
tượng lợi dụng tự do dân chủ, chống phá Nhà nước, đăng ký tự ứng cử nhằm gây
nhiễu loạn, phá hoại an ninh, trật tự kỳ bầu cử. Cụ thể, thủ đoạn của họ là:
Xây dựng trang mạng (facebook, fanpage, blog…) công khai vận
động ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, đưa tin, hình ảnh, bài
viết về những người “tự ứng cử” nhằm tô vẽ, cổ vũ tinh thần, khuếch trương
thanh thế, thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội. Thành lập nhóm
facebook, zalo kín để tập hợp số “tự ứng cử” cùng số đối tượng chống đối để bàn
bạc thực hiện ý đồ. Trong đó, họ thành lập “tổ chuyên gia tư vấn” với số đối
tượng cầm đầu, cốt cán nhằm xây dựng phương hướng, thẩm định chương trình hành
động của các ứng viên; tư vấn, hỗ trợ ứng cử viên các hoạt động liên quan tự
ứng cử; bàn bạc thành lập “ban hỗ trợ bầu cử” có nhiệm vụ hỗ trợ những người tự
ứng cử về hồ sơ, quay phim, chụp ảnh, đưa tin, vận động xin kinh phí, tập huấn
nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các ứng viên; thống nhất kế hoạch hành động như
sẽ bố trí người đến ủng hộ, cổ vũ, động viên, gây sức ép đòi vào tham dự hội
nghị cử tri, quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng Internet. Sau khi nộp hồ sơ tự ứng
cử, các đối tượng trực tiếp đi vận động quần chúng nhân dân nơi cư trú ủng hộ
khi tổ chức hội nghị cử tri, tìm cách gặp gỡ nhân viên ngoại giao các nước để
tìm kiếm sự ủng hộ, hậu thuẫn. Phát động các chiến dịch truyền thông trên mạng
xã hội để kêu gọi ký tên ảo, bỏ phiếu online nhằm tung hô, ủng hộ cho các đối
tượng chống đối tự ứng cử.…
Chúng ta cần thấy rằng, lịch sử các cuộc bầu
cử cho thấy, có những người tự nộp hồ sơ ứng cử với động cơ rất trong sáng,
muốn đóng góp sức mình vào cơ quan của Quốc hội và HĐND các cấp. Và thực tế đã
có những người tự ứng cử có đủ phẩm chất, năng lực, được cử tri tín nhiệm bầu
vào Quốc hội, HĐND các cấp.
Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt việc tự ứng cử với mục đích, động
cơ trong sáng, tinh thần xây dựng với việc lợi dụng quyền tự ứng cử để phá rối,
gây hại. Thời gian qua, việc một số người tự xưng là các “nhà đấu tranh cho dân
chủ” hô hào, phát động phong trào tự ứng cử, nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc
hội, đại biểu HĐND các cấp thực chất chỉ là chiêu trò phá rối, vì động cơ xấu.
Khi những người này không được đưa vào danh sách bầu cử hoặc khi
được đưa vào danh sách bầu cử nhưng không trúng cử, họ sẽ xem đó là cơ hội để
xuyên tạc, vu cáo chính quyền, vu cáo Đảng, Nhà nước với luận điệu kiểu như:
“Người tự ứng cử gần như không có cơ hội trở thành đại biểu Quốc hội”, “Đảng
Cộng sản Việt Nam độc tài, giả hiệu trong việc tổ chức bầu cử”… Mặt khác, họ sẽ
xem đây là “bằng chứng” về sự vi phạm dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, từ đó
kêu gọi quốc tế, Liên hợp quốc lên tiếng can thiệp, giám sát quá trình bầu cử
tại Việt Nam.
Bởi vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân cần thường xuyên
nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, kịp thời phản bác những quan điểm, luận
điệu sai trái của các thế lực phản động. Mỗi người cần nâng cao khả năng “tự đề
kháng”, tự bảo vệ chính mình trước các thông tin, xấu độc; có thái độ, trách
nhiệm rõ ràng trước các luồng thông tin xấu lan truyền trên mạng xã hội trước,
trong và sau thời điểm diễn ra cuộc bầu cử; góp phần thiết thực vào thành công
của ngày hội bầu cử sắp tới./.
Mọi người dân phải có trách nhiệm đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa