Để
chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch từ lâu xem tôn giáo là một
trong những mũi nhọn để công kích, chống phá. Những đối tượng phản động, cơ hội
chính trị lợi dụng tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để kích động và
tiến hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ XHCN dưới chiêu bài
“đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”, tiến tới phủ nhận, xóa bỏ
vai trò của Đảng, Nhà nước ta.
Do vậy, cần nhận diện âm mưu thủ đoạn, hoạt động chống phá:
Trước hết, các thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho
rằng: “CNXH không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo; công dân theo đạo không
được xét, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam”; cố gắng tạo ra khoảng cách cũng
như dùng các thủ đoạn làm tăng sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống hiện
thực để kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch không những phủ nhận những kết
quả trong công tác tôn giáo mà còn ra sức lợi dụng tôn giáo, coi tôn giáo là vũ
khí lợi hại để chống phá sự nghiệp cách mạng với nhiều chiêu thức thâm độc,
tinh vi, xảo quyệt; khi thì bí mật, lúc thì trắng trợn, công khai.
Thứ hai, xây dựng các tổ chức lấy danh xưng tôn giáo cùng với việc thiết
lập các trang mạng xã hội như: Youtube, facebook, blog… để phát tán, đăng tải
các video, hình ảnh, bài viết với danh nghĩa các tôn giáo để đả kích, nói xấu
chế độ, bôi nhọ lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Họ đi sâu vào những
mặt trái của xã hội để quy kết, hạ thấp thanh danh của Đảng, Nhà nước ta, thậm
chí cố tình “diễn trò”, lợi dụng về đức tin và sự gắn kết cộng đồng của tôn
giáo nhằm lôi kéo, tập hợp lực lượng chống phá cách mạng hay tìm mọi cách chia
rẽ các tôn giáo với nhau, chia rẽ người có tôn giáo với người không có tôn
giáo, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm sút lòng tin của
một bộ phận nhân dân với hệ thống chính trị.
Thứ ba, các tôn giáo ở Việt Nam đều có mối quan hệ quốc tế sâu sắc. Đây
chính là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng mọi chiêu
trò để vu khống Đảng, Nhà nước ta “xâm phạm quyền tự do, đàn áp tôn giáo”; từ
đó, kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế lên tiếng, can thiệp.
Thứ tư, lôi kéo, cổ súy, hậu thuẫn cho một số linh mục, chức sắc tôn
giáo có nhiều tham vọng chính trị và lợi dụng đức tin của các tín đồ đã tuyên
truyền, xuyên tạc hết sức phản động về Đảng, chế độ, chính quyền các cấp; ngang
nhiên phát thư ngỏ trên mạng xã hội, kêu gọi, kích động một bộ phận nhân dân có
đạo gây rối.
Thứ năm, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc song phát triển không đều về
kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống dân trí và các hoạt động xã hội giữa thành
thị với nông thôn, miền xuôi với miền núi, vùng có đạo và không có đạo còn có
sự chênh lệch. Các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng núi cao, địa bàn có
vị trí chiến lược nhưng điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Dựa vào đặc
điểm địa lý; khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số,
các thế lực thù địch đã lợi dụng để hình thành, phát triển những tôn giáo cực
đoan, dị dạng trái với các giá trị văn hóa của tôn giáo, đi ngược lại thuần
phong mỹ tục của dân tộc, từ đó thúc đẩy kết hợp chống phá sự nghiệp cách mạng
cả về vấn đề dân tộc và tôn giáo.
Trước những vấn đề trên cần
nhìn nhận như sau:
Trong lịch sử xã hội loài người,
tôn giáo có vị trí, vai trò lớn, có những đóng góp quan trọng vào giá trị văn
hóa nhân loại và ở Việt Nam cũng vậy. Trong tiến trình đi lên CNXH, tôn giáo
luôn được thừa nhận và bảo vệ theo đúng quan điểm của Đảng, Nhà nước ta. Sinh
thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến tôn giáo, Người khẳng định mỗi tôn
giáo đều có những ý nghĩa tốt đẹp, trong đó: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác
ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”.
Đồng bào các tôn giáo từ xưa đến nay là bộ phận không thể tách rời trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Năm 1952, trong Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 3 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, khi đề cập đến Tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết:“Phần lớn đồng bào tôn giáo, nhất là các tầng lớp lao động đều yêu
nước kháng chiến”. Hiện nay, các tôn giáo ở Việt Nam đã xây dựng đường hướng
hành đạo gắn bó với dân tộc. Các tổ chức tôn giáo tập hợp đông đảo tín đồ trong
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp,
như:“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”của Phật giáo;“Sống phúc âm giữa
lòng dân tộc”của Công giáo;“Sống phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc
và dân tộc”của đạo Tin lành;“Nước vinh, đạo sáng”của đạo Cao Đài;“Vì đạo pháp,
vì dân tộc”của Phật giáo Hòa Hảo...
Kế thừa tư tưởng đó của Người,
trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng, Nhà nước ta vừa quan tâm,
chăm lo, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo, vừa tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức cho nhân dân về đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, vừa quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các tôn giáo hoạt
động, phát triển bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Điều này thể hiện rõ
trong quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước ta.
Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một chính
sách nhất quán của Đảng ta kể từ khi thành lập đến nay, là một nội dung cốt lõi
trong quan điểm, chính sách của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong các giai đoạn
cách mạng, quan điểm, nhận thức của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo luôn có sự bổ
sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thực tiễn cách mạng Việt
Nam, cũng như thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước.
Quan trọng hơn, các tôn giáo
được tự do hành lễ, dù ở nhà riêng hay các nơi thờ tự; được tạo điều kiện mở
mang cơ sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự, được mở các trường đào tạo những người
hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển của Giáo hội, được
Nhà nước tạo điều kiện phát triển các quan hệ giao lưu quốc tế…Các tổ chức tôn
giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động đã xây dựng và thực hiện
đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và trách nhiệm với đất nước,
dân tộc.
Phủ nhận quan điểm của Đảng,
chính sách của Nhà nước cũng như những kết quả đạt được trong công tác tôn giáo
- điều này xuất phát từ bản chất, mục tiêu cao nhất của các thế lực thù địch là
lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ không đi theo quỹ đạo của họ, mà
trước hết là các nước XHCN bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật
đổ.
Hiện nay, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của chúng là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.
Trả lờiXóa