Là thành viên của Liên hợp quốc (năm
1977), Việt Nam luôn ủng hộ các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp
quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa
các quốc gia, không đe đọa hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp quốc
tế bằng các biện pháp hòa bình, đóng góp tích cực trong giải quyết xung đột, khủng
hoảng trên thế giới Việt Nam có thể tự hào khẳng định
là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, đủ năng lực và luôn chủ
động sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề nhân đạo, an ninh, bảo vệ hòa
bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Việc Việt Nam cử các đội cứu nạn, cứu hộ quốc tế của công an, quân đội tới hiện trường vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia khắc phục hậu quả đã một lần nữa khẳng định Việt Nam là thành viên rất có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và có đủ năng lực để tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc tế. Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam chủ động tham gia các hoạt động nhân đạo hay nghĩa vụ quốc tế. Trong lịch sử, chúng ta đã từng cử lực lượng tình nguyện sang giúp cách mạng Lào trong giai đoạn đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập hay giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
Những nỗ lực đóng góp của Việt Nam bắt nguồn từ truyền
thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt, từ sự thấu cảm, chia sẻ với những
đau thương, mất mát vẫn còn hiện hữu trên thế giới bởi Việt Nam đã từng nhiều
năm trải qua chiến tranh. Hơn ai hết, nhân dân Việt Nam luôn có khát vọng được
sống trong hòa bình, luôn trân trọng và khắc ghi tình cảm và sự sẻ chia quý
báu mà nhân dân thế giới dành cho Việt Nam lúc khó khăn.
Vì lẽ đó, khi khả
năng và điều kiện của đất nước cho phép, Việt Nam sẵn sàng sànafchia sẻ khó
khăn với bạn bè quốc tế, đóng góp cho việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh
vượng của nhân loại. Và chúng ta có thể khẳng định.
Thế và lực của đất nước ta không ngừng được
nâng cao trên trường quốc tế như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay; hay nhấn mạnh của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres: “Việt Nam và
nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào vì tiếng nói của các bạn được tất cả
các quốc gia tôn trọng”./.
tự hào lắm Việt Nam ơi
Trả lờiXóa