Trong những ngày đầu
Xuân mới, nhân dân ta nỗ lực lao động, sản xuất, lập thành tích bằng những việc
làm cụ thể chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở chiều
ngược lai, dường như “bản tính khó dời”, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị ra sức suy diễn, tuyên truyền xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo, cầm
quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiếp tục sử dụng chiêu
bài “dân chủ”, “đa nguyên, đa đảng”
Trong chiến lược “diễn
biến hòa bình”, các thế lực thù địch xác định phá hoại tư tưởng là con đường
ngắn nhất và hiệu quả nhất, trong đó hướng trọng điểm là tập trung công kích,
phủ nhận, làm mất uy tín, niềm tin, tiến tới lật đổ và loại bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Như lập trình định sẵn, “đến
hẹn lại lên”, dịp này trên các hội, nhóm, cộng đồng chống cộng, phản động lưu
vong, cơ hội chính trị như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các
trung tâm truyền thông BBC, RFA, RFI... gia tăng các bài viết xuyên tạc, chống
phá. Luận điệu suy diễn, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên các
điểm:
Về phương diện lịch
sử, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị tập trung xuyên tạc, phủ nhận lịch
sử và thành quả đấu tranh cách mạng vẻ vang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Chúng xuyên tạc lịch sử, cho rằng nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam
thì dân tộc ta không phải tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài, đau thương, tổn
hại xương máu. Cho rằng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không “độc đoán, chuyên
quyền” thì Việt Nam đã đứng trong hàng ngũ các nước phát triển từ lâu. Từ đó
rêu rao, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng
lãnh đạo đất nước.
Trên phương diện thực
tiễn, các thế lực thù địch cường điệu, khoét sâu vào một số hạn chế, khuyết
điểm trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhất là một số
hiện tượng, sự việc đơn lẻ, biến nó thành phổ biến, tất yếu của chế độ, rồi quy
kết vào cái gọi là “lỗi hệ thống” - ám chỉ hệ thống chính trị do một đảng lãnh
đạo; đổ lỗi Đảng lãnh đạo tạo ra sự tụt hậu kinh tế so với trình độ phát triển
chung, cho rằng Đảng chỉ tập trung nỗ lực vào vấn đề chuyên quyền chính trị,
thay vì vấn đề kinh tế. Họ sử dụng triệt để những chiêu bài dân chủ, đa nguyên,
thúc đẩy cái gọi là “xã hội dân sự” để cổ vũ sự bất đồng ý kiến về quan điểm
trong Đảng, từ đó để chia rẽ đoàn kết dân tộc, hòng tạo thành những phe phái,
hội nhóm đối lập. Các thế lực chống cộng tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ
chức và sinh hoạt đảng, đặc biệt là vào nguyên tắc tập trung dân chủ. Các thế lực
thù địch đưa ra luận điệu độc đảng là độc tài, độc đoán, là thủ tiêu dân chủ,
động lực phát triển đất nước; một Đảng được tổ chức theo “mô hình phát xít”,
mắc bệnh sùng bái với quá khứ…
Đây là những luận điệu
cố tình xuyên tạc về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thể chế chính trị
ở Việt Nam, cổ súy, thúc đẩy cái gọi là giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập kiểu phương Tây. Đảng Cộng sản Việt Nam là
đại biểu trung thành cho lợi ích không chỉ của giai cấp công nhân mà còn nhân
dân lao động và toàn dân tộc. Điều này hoàn toàn khác với đảng chính trị trong
thể chế đa đảng chỉ đại diện cho một nhóm lợi ích nhất định mà trong rất nhiều
trường hợp, lợi ích cục bộ của đảng phái mâu thuẫn, xung đột với lợi ích chung
của xã hội.
Phải tôn trọng sự thật
Việc tồn tại một đảng,
lưỡng đảng hay đa đảng ở từng nước là do những điều kiện lịch sử cụ thể lựa
chọn, không có khuôn mẫu chung cho tất cả các nước. Trong các văn kiện chính
trị - pháp lý ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội là vấn đề có tính
nguyên tắc, được khẳng định một cách nhất quán, rõ ràng. Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011) đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà
nước và xã hội”. Thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo xứng
đáng và tin cậy của dân tộc và nhân dân; nhân dân trao cho Đảng sứ mệnh lãnh
đạo đất nước, dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiến bước cùng thời đại, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Đó là sự thật hiển nhiên, đã được khẳng định từ lý luận và thực
tiễn.
Xét về phương diện lý
luận, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là
tất yếu, khách quan. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp
chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Đây là một bước ngoặt lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về
tổ chức và đường lối của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Nhìn nhận từ cơ sở
chính trị, pháp lý, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là chính
danh, hợp hiến và hợp pháp. Các bản Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm
1980, năm 1992 và năm 2013 đều có 1 điều quy định, Đảng Cộng sản Việt Nam là
lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này phù hợp với xu hướng chung của
thế giới hiện nay, không phải là cá biệt. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng
sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam”.
Điều lệ Đảng quy định:
“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền… Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị,
đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy”. Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước và xã hội được xây dựng trên cơ sở pháp lý đồng bộ (hệ thống
các văn bản pháp luật) và đồng thuận (điều lệ, quy định) của các tổ chức có
liên quan, không phải do Cương lĩnh, Điều lệ Đảng “đơn phương” quy định. Đây là
một yếu tố quan trọng bảo đảm tính chính danh đầy đủ được quy định tại Hiến
pháp và Điều lệ Đảng, điều lệ các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội
nghề nghiệp về mối quan hệ của Đảng với các tổ chức khác ở Việt Nam.
Trên phương diện lịch
sử, thực tiễn, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình
lịch sử dân tộc đưa đến những thành tựu mang tính bước ngoặt của lịch sử. Từ
khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta tiến
hành các cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó
khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi
trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc,
làm tròn nghĩa vụ quốc tế, đưa cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, đi lên CNXH.
Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, trong công cuộc đổi mới, đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử, phát triển toàn diện, bền vững so với trước đây. Đến nay, quy mô
kinh tế được nâng lên, vượt qua 400 tỷ USD/năm; đời sống nhân dân cả về vật
chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, đạt trên 4.000USD/người/năm; văn hóa,
xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh giữ vững, đối ngoại mở rộng... Tất cả
những điều đó được khái quát như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định “Đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.
Không thể phủ nhận,
trong lãnh đạo, Đảng có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm. Đảng đã nghiêm túc phê
bình, tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm trên tinh thần “tự soi, tự sửa”, tự đổi
mới, chỉnh đốn để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến
đấu của Đảng. Trong quá trình phát triển, cũng như ở các quốc gia đa đảng,
không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế, nhất là vấn đề tham nhũng, tiêu cực,
suy thoái nhưng vấn đề quan trọng là Đảng luôn nhìn thẳng vào sự thật để chỉnh
đốn, để xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.
Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng
Trả lờiXóa