“Quốc phòng Việt Nam là nền quốc phòng toàn dân, mang tính
chất hòa bình, tự vệ; tích cực, chủ động, kiên quyết, kiên trì ngăn ngừa, đẩy
lùi nguy cơ chiến tranh. Mục tiêu xuyên suốt của quốc phòng Việt Nam là bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ
lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để
xây dựng, phát triển đất nước. Cam kết thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế
cao cả, mong muốn đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng, hợp tác phát triển chung
của khu vực và thế giới”. Chính sách quốc
phòng của Việt Nam hiện nay là sự nhất quán về đường lối, chủ trương và luật
pháp về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước Việt Nam; là
tư tưởng quốc phòng đúng đắn, được lựa chọn và xác lập phù hợp với tình hình
thực tiễn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; là sự kế thừa
truyền thống, tinh hoa văn hóa dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, được
nâng lên và cấu thành nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Để
chuẩn bị cho đất nước bước vào thời kỳ phát triển nhanh và bền vững, thực hiện
các mục tiêu chiến lược đến năm 2045, đưa Việt Nam trở thành một nước thịnh
vượng, hùng cường và có nhiều đóng góp quan trọng vào giữ vững, xây đắp nền hòa
bình, ổn định và phát triển trong khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước ta ban
hành chính sách quốc phòng Việt Nam, với một số quan điểm cơ bản:
“Bốn không”: Không tham
gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho
nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước
khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
“Một đồng”: Đồng thời
tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước
và giải quyết các thách thức an ninh chung.
“Một tùy”: Tùy theo diễn
biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát
triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp.
Như vậy, “mẫu số chung”
của chính sách quốc phòng Việt Nam là: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc
tế”. Điều này thể hiện một chính sách quốc phòng độc lập, tự vệ, tiến bộ và
đúng đắn của Việt Nam, vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, vừa tôn trọng và
hài hòa với lợi ích của các quốc gia khác và cộng đồng quốc tế.
“Không tham gia liên
minh quân sự” là chính sách đầu tiên, chi phối và quyết định toàn bộ các chính
sách quốc phòng khác của Việt Nam. Thực hiện chính sách quốc phòng nhất quán
độc lập, tự chủ, Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng bằng nguồn lực mọi mặt của
đất nước và con người Việt Nam; độc lập song không biệt lập, mà đồng thời (“một
đồng”) chú trọng tăng cường quan hệ quốc phòng với tất cả các nước trên cơ sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, cùng có lợi, vì hòa bình và sự tiến bộ
của thế giới.
Bởi vậy, những luận điệu
cổ xúy Việt Nam “chọn phe”, “liên thủ” hoặc “liên minh” quân sự với nước khác
để “gia tăng sức mạnh bảo toàn chủ quyền lãnh thổ”, cũng như đi ngược lại
nguyên tắc “bốn không”, bản chất là âm mưu hòng làm suy yếu nền quốc phòng của
Việt Nam, phá vỡ nguyên tắc nền quốc phòng tự chủ của một quốc gia độc lập, dẫn
đến sự lệ thuộc vào các lực lượng quân sự khác, gây nên những hệ lụy to lớn ảnh
hưởng tới sức mạnh, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam.
Cùng với “bốn không”,
“một đồng”, chính sách “một tùy” thể hiện sự khéo léo, linh hoạt, nhưng hết sức
cứng rắn trong quan hệ quốc tế, quốc phòng, quân sự của Việt Nam. Trong những
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, Việt Nam sẽ “cân nhắc phát triển các mối quan hệ
quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp”, nhằm tăng thêm thực lực,
sức mạnh quốc phòng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, hành động xâm hại đến chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Việt
Nam luôn tôn trọng với các tổ chức quốc tế. Đánh giá cao vai trò của Liên hợp
quốc trong các hoạt động gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột, chiến tranh.
Hướng đến các ý nghĩa đối với hòa bình cho các dân tộc. Thực thi những chuẩn
mực cốt lõi của quan hệ quốc tế trong Hiến chương Liên hợp quốc. Với các tuân thủ
cũng như thể hiện trong chiến lược quốc phòng của quốc gia. Tìm kiếm các giá
trị cốt lõi với đàm phán và thương lượng,
những thành tựu, cùng thực lực sức mạnh quân sự, quốc phòng của Việt Nam đã tạo
tiền đề vững chắc cho sự lựa chọn, kiên định, thống nhất triển khai thực hiện
chính sách quốc phòng độc lập, tự vệ, vì hòa bình; là điều kiện thuận lợi cho
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời tự nó là minh
chứng đanh thép đập tan những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, kêu gọi
từ bỏ chính sách quốc phòng của Việt Nam hiện nay./.
Việt Nam đang đi rất đúng hướng
Trả lờiXóa