Thắng lợi
của cách mạng nước ta nói chung cũng như sự trưởng thành, lớn mạnh của Đảng
Cộng sản Việt Nam gần một thế kỷ qua nói riêng là kết quả tổng hợp của rất
nhiều yếu tố. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận, đó là nhờ Đảng ta đã
được vũ trang bằng lý luận cách mạng và khoa học: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ cách mạng mới, việc tiếp tục kiên định và vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam vẫn là một tất yếu khách quan, là một nhiệm vụ quan
trọng và cấp thiết. Đảng Cộng sản Việt Nam “là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của toàn dân tộc
Việt Nam”, đồng thời là một bộ phận của phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, thể hiện
bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của Đảng, thể hiện lập
trường kiên định của Đảng trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của tình
hình, đồng thời là tiêu chuẩn cơ bản phân biệt Đảng Cộng sản với các đảng phái
khác. Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng đã khẳng định:
“Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải
có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật
thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là
đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc”.
Tiếp đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đã thông
qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, trong đó khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động”.
Đến Đại hội XI (1-2011) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng
ta tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”
Hiện nay
bọn cơ hội xét lại và giai cấp tư sản đang tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận các
giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng cho rằng “Chủ nghĩa Mác -
Lênin là ngoại lai, bắt nguồn từ phương Tây nên không còn phù hợp với Việt
Nam”. “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng
là sai lầm”
Lịch sử
phát triển của cách mạng Việt Nam đã khẳng định:
1. Sự vận động, phát triển từ thời cổ đại đến nay
của nhân loại và của lịch sử dân tộc Việt Nam là bằng chứng rõ ràng chứng tỏ
rằng, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin là
khoa học, đúng đắn và phản ánh chính xác lịch sử vận động, phát triển tiến bộ
của toàn thể nhân loại, trong đó có dân tộc Việt Nam.Chủ nghĩa Mác - Lênin đã,
đang và mãi mãi dẫn dắt cách mạng Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt
Nam, vì chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng góp phần giải phóng toàn thể nhân loại
cần lao, như bất cứ ai không thể không thấy!
2. Hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân,
Việt Nam chuyển lên tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (từ năm
1954) và trên quy mô cả nước (từ năm 1975). Thắng lợi của nhân dân Việt Nam
trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ
quốc, cả nước cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu,
bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, là bằng chứng thực
tế đầy thuyết phục chứng tỏ rằng, học thuyết của V.I. Lênin về cách mạng xã hội
chủ nghĩa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở lý
luận khoa học, cơ sở thực tiễn, phản ánh chính xác những nét lớn, cơ bản của
thực tiễn lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX và cả hiện nay.
3. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, mang
tính bước ngoặt, đặc biệt là những thành tựu của hơn 30 năm đổi mới mà Việt Nam đã
đạt được, một phần rất quan trọng là do Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo
những tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có “Chính sách
kinh tế mới” (NEP) của V.I. Lênin trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
4. Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trên mặt
trận đối ngoại, một phần rất quan trọng là do chúng ta biết kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, nhất là trong thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam sẵn sàng
là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới, là thành viên có
trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, phát
triển bình đẳng, tiến bộ của các quốc gia dân tộc. Xét về bản chất, đường lối
đối ngoại trên đây của Việt Nam chính là sự vận dụng sáng tạo của Đảng, Nhà
nước ta quan điểm của V.I. Lênin về “cùng tồn tại hòa bình” giữa các nước có
chế độ chính trị - xã hội khác nhau vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, vào bối
cảnh trong nước và quốc tế mới hiện nay.
Từ những
phân tích trên đây, có cơ sở để khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh luôn luôn là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xét cho
cùng, toàn bộ công tác lý luận của chúng ta, về thực chất, là nhằm tới mục
đích xây dựng một đường lối chính trị độc lập, tự chủ và sáng tạo về lý luận
của Đảng để chỉ đạo thắng lợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước
ta, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lịch sử
Đảng ta hơn 85 năm qua xác nhận: do kiên định và vận dụng linh hoạt, sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó tìm đúng bản chất, quy luật
vận động đặc thù của xã hội Việt Nam và xu thế vận động tất yếu của thời
đại; đồng thời, đấu tranh một cách kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ
nghĩa thực dụng, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa cơ hội…, Đảng ta đã xây dựng
thành công một đường lối cách mạng độc lập, tự chủ và sáng tạo để lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Ở tầm vĩ mô, công tác lý luận đã góp phần quan trọng trong việc
kiến giải hàng loạt vấn đề khoa học - thực tiễn rất cơ bản và quan trọng, tiếp
tục đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thử thách, tiếp tục phát triển trên
con đường xã hội chủ nghĩa, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh. Đó là những vấn đề về đặc điểm và nội dung của thời đại ngày nay;
về mô hình và con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; về sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; về phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế; về xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền
ngang tầm sự nghiệp đổi mới đất nước… Tất cả sự nỗ lực đó của công tác lý luận
đã trực tiếp góp phần làm cho “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta ngày càng được xác định rõ hơn”, đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng kéo dài suốt hai thập niên cuối cùng của thế
kỷ XX, bước vào thời kỳ phát triển mới ở thế kỷ XXI với thế và lực mới, với một
gia tốc mới, như bất cứ ai đều thấy.
Chủ nghĩa
Mác - Lênin đã, đang và mãi mãi dẫn dắt cách mạng Việt Nam, dưới ngọn cờ của
Đảng Cộng sản Việt Nam, vì chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng góp phần giải phóng
toàn thể nhân loại cần lao, như bất cứ ai không thể không thấy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét