Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười

Cách đây tròn 100 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lê Nin, công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại,  khai sinh ra chế độ XHCN đầu tiên trong lịch sử loài người. Bắt đầu từ thời điểm này, thời đại độc tôn của chủ nghĩa tư bản  đã chấm dứt nhường chỗ cho một thời đại mới: Thời đại công nhân, nhân dân lao động toàn thế giới vùng lên đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản; Thời đại các dân tộc bị áp bức tạo ra các cao trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc; thời đại hình thành và phát triển của CNXH như một chủ thể hùng mạnh trong nền kinh tế - chính trị thế giới…

Thành công của Cách mạng Tháng Mười  Nga là minh chứng hùng hồn cho lời tiên đoán của C.Mac và Ph.Angghen được nêu trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” tháng 2/1848 “Chế độ tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ bị thay thế  bởi xã hội cộng sản văn minh thông qua quá trình cải biến Cách mạng

Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng Tháng Mười  chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc Cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế. 100 năm đã trôi qua, cách mạng Tháng Mười vẫn luôn là niềm tự hào bất tận của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới đúng như V I. Lê Nin đã từng nói: “Chúng ta có quyền tự hào và thực tế, chúng ta tự hào là chúng ta có vinh hạnh được bắt đầu xây dựng nhà nước Xô viết và do đó, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới thời đại thống trị của giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản chủ nghĩa và ở bất cứ nơi nào đang tiến tới một cuộc đổi mới, tiến tời chiến thắng giai cấp tư sản, tiến tới chuyên chính của giai cấp vô sản, tiến tới giải phóng loài người khỏi ách tư bản, khỏi cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa .”

Cách mạng Tháng Mười  là cột mốc đỡ đầu thời đại ngày nay. Con đường Cách mạng Tháng Mười  Nga đã đưa nhân loại sang một trang sử mới, ở đó giấc mơ và một cuộc sống không còn bóc lột, áp bức, bất công đã trở thành hiện thực sinh động cho hàng tỷ người trên một không gian thật sự rộng lớn của địa cầu .

Động lức và cảm hứng từ Cách mạng Tháng Mười  đã  xác nhập lên xu hướng vận động chủ đạo của lịch sử thế giới hiện đại: Đó là xu hướng phê phán phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một chế độ  xã hội tiến bộ hơn. Ngay cả trong điều kiện chủ nghĩa xã hội bị khủng hoảng, khó khăn, xu hướng chống chủ nghĩa tư bản cũng không suy giảm.

Sự hằn học, chống phá quyết liệt hiện nay  của các thế lực thù địch đối với Cách Mạng Tháng Mười và chủ nghĩa xã hội chính là vì cuộc Cách mạng vĩ đại ấy tiếp tục tác động mạnh mẽ đến triển vọng của lịch sử loài người trong thế kỷ XXI, thế kỷ của đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản ở tầm cao mới .

Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước XHCN làm cho chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào. Song đó chỉ là sự sụp đổ một mô hình cụ thể của CNXH, nó không đồng nhất với CNXH nói chung, nó buộc những người XHCN và các đảng của họ phải tìm kiếm hình thức mới, nội dung mới cho CNXH .

Những năm trở lại đây, CNXH lại chứng minh sức sống và tính ưu việt của mình thông qua quá trình cải cách, đổi mới và phát triển trong hòa bình và tự do, phát triển hài hòa giữa vật chất và tinh thần; phát triển trong công bằng dân chủ;  phát triển bền vững và nhân văn; sự phát triển của mỗi người, mỗi nhóm xã hội; mỗi giai cấp, tập đoàn, mỗi quốc gia, dân tộc phải là điều kiện tích cực cho sự phát triển của người khác và toàn bộ loài người. Và thực tế ấy đã chứng minh một điều: Con đường Cách mạng Tháng Mười  không chỉ là giai cấp vô sản , mà là con đường của tất cả các tầng lớp lao động, lực lượng Cách mạng, các dân tộc bị bóc lột áp bức và toàn thể nhân loại tiến bộ, cho nên đó là con đường của thế kỷ XXI.

Ở Việt Nam trong lúc các lực lượng Cách mạng trong nước bế tắc về đường lối,  như đang đi trong bóng đêm và sương mù, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đem ánh sáng của chủ nghĩa Mac – Lê Nin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga về cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt nam.

Nhờ vậy, ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nông nhân và nhân dân lao động của dân tộc Việt Nam  ra đời đưa cương lĩnh, đường lối, chiến lược lãnh đạo phong trào Cách mạng. 15 năm sau, trên cơ sở vận dụng sáng tạo và thành công bài học Cách mạng Tháng Mười Nga, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhất tề đứng lên làm Cách mạng tháng Tám thành công.

Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, sự nghiệp Cách mạng Việt Nam từ mốc son lịch sử 1945 tiếp tục vận động theo con đường và lý tưởng mục tiêu của Cách mạng Tháng Mười , đó là con đường bảo vệ độc lập, tự do và mang lại hạnh phúc cho quần chúng cần lao, là con đường đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.


Những mốc son trên con đường Cách mạng của Việt Nam là sự nối tiếp hào hùng của Cách mạng Tháng Mười Nga, góp phần tạo nên tiến trình các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và CHXH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...