Thực hiện âm
mưu “ Diễn biến hòa bình”, “ Bạo loạn lật đổ” đối với nước ta, chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch đã sử dụng nhiều thủ đoạn thâm độc, trong đó luận điệu
đòi “ phi chính trị hóa quân đội” mà chúng đã rêu rao bấy lâu nay là một thủ đoạn
như vậy, thực chất của thủ đoạn này là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo Đảng ta đối với Quân đội – một
nhân tố quyết định đến sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội nhân dân Việt
Nam. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trong lịch sử hình thành giai cấp và đấu tranh
giai cấp chúng ta phải khẳng định rằng không thể có và không bao giờ có quân đội
đứng ngoài chính trị, quân đội phi giai cấp, quân đội của bất kỳ một quốc gia
nào cũng đều phải gắn với giai cấp thống trị đã tổ chức ra nó. Những ai không
thừa nhận điều này hoặc cố tình không hiểu điều này đều là luận điệu của bọn phản
động, hay như V.I.Lenin đã gọi đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả
nghĩa của giai cấp tư sản với mục đích nhằm che đậy bản chất giai cấp của quân
đội tư sản.
Nhà quân sự
tư sản nước Phổ Clausewitz cho rằng “ Chiến tranh là sự kế tục của chính trị”,
chiến tranh để thực hiện mục tiêu chính trị của giai cấp, trong đó quân đội là
công cụ để thực hiện yêu cầu chiến tranh, như vậy quân đội ra đời luôn gắn với
một giai cấp nhất định. Xa xưa hơn nữa, Tôn Tử - nhà quân sự thời Xuân thu chiến
quốc của Trung Quốc với binh pháp nổi tiếng của mình đã chỉ ra rằng khi xem xét
một cuộc chiến tranh đều phải nhìn vào năm yếu tố: Đạo, thiên, địa, tướng và
pháp, trong đó Đạo là đạo nghĩa, là chính trị; Pháp là pháp lý, là cách thức tổ
chức bộ máy quân đội tiến hành chiến tranh. Như vậy, theo Tôn Tử tổ chức quân đội
phải hợp với đạo tức là không thể tách rời chính trị. Thứ hai, lịch sử phát triển
của xã hội loài người là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp, cuộc đấu
tranh diễn ra gay gắt không thể điều hòa dẫn tới sự ra đời của nhà nước và
trong hệ thống chính trị của mình nhà nước buộc phải tổ chức ra quân đội với tư
cách là công cụ bạo lực vũ trang để bảo vệ thành quả đã đạt được qua cuộc đấu
tranh giành quyền lực, như vậy quân đội bao giờ cũng mang bản chất giai cấp của
nhà nước đã tổ chức và nuôi dưỡng nó, quân đội của bất kỳ xã hội nào cũng phụ
thuộc vào đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Giai cấp công nhân với sứ
mệnh lịch sử là giai cấp đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, giải phóng con người khỏi
áp bức bóc lột, thực hiện thành công CNXH, cuối cùng là CNCS trên toàn thế giới.
Để thực hiện sứ mệnh vẻ vang đó, giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiên
phong của mình tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng và luôn giữ vững
quyền lãnh đạo tuyệt đối lực lượng ấy, đây là nguyên tắc cốt lõi trong tổ chức
xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân. Đối vơi cách mạng việt Nam, trung thành và vận dụng sáng tạo những lý luận và nguyên tắc
cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, nhất là học thuyết về xây dựng quân đội kiểu mới
của giai cấp công nhân, Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời trong chánh
cương, sách lược vắn tắt, nhất là trong Nghị quyết Đội tự vệ đã nêu rõ để thực
hiện nhiệm vụ cách mạng Đảng phải tổ chức ra Quân đội công nông và giữ quyền
lãnh đạo tuyệt đối đội quân ây, đây là nguyên tắc bất di bất dịch bảo đảm cho
quân đội luôn mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc, là nhân tố cơ bản quyết
định nhất đến sự trưởng thành và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Về thực tiễn,
từ trước đến nay không có quân đội của bất kỳ quốc gia nào trung lập về chính
trị hay đứng ngoài chính trị. Nhìn lại lịch sử ta thấy quân đội của các nước tư
bản như Anh, Pháp, Mỹ…ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc thì
quân đội của các nước này còn tiến hành xâm lược thuộc địa để thực hiện ý chí
bóc lột nhân dân lao động thế giới và làm giàu giá trị thặng dư của giai cấp tư
sản – là nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai; tiến
hành can thiệp quân sự vào các quốc gia khác nhằm thực hiện mục tiêu chính trị,
thể hiện bản chất hiếu chiến của CNTB, phục vụ lợi ích của các thế lực tư bản độc
quyền đứng sau các chính phủ phương tây đương nhiệm. Các cuộc chiến tranh do Mỹ
phát động trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 như chiến tranh vùng vịnh 1991,
chiến tranh Nam Tư 1999, chiến tranh Apganistan 2001, chiến tranh Irac 2003, gần
đây là Libya 2011 đều cho thấy quân đội Mỹ đã can dự vào đời sống chính trị của
các nước nhằm lật đổ chính phủ đương nhiệm, thiết lập một chế độ mới thân cận
và có lợi cho mục đích kinh tế, chính trị của Mỹ và phương tây. Mặc dù các nước
tư bản duy trì chế dộ đa đảng thay nhau nắm quyền song về chính trị là nhất
nguyên, là chính trị phục vụ mục tiêu của giai cấp tư sản và quân đội luôn luôn
là công cụ để bảo vệ lợi ích, thể chế chính trị tư sản, cho nên những rêu rao
kêu gọi quân đội trung lập chỉ là hình thức che đậy bản chất của CNTB, một thủ
đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch âm mưu chống phá cách mạng
các nước XHCN, trong đó có Việt Nam.
Lịch sử đấu
tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam trước đây cho thấy trước các thế lực quân
sự hùng mạnh của quân đội xâm lược Pháp, Mỹ với đường lối quân sự đúng đắn,
sáng tạo, quân đội dưới dự lãnh đạo của Đảng đã giành thắng lợi vẻ vang trong
hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, đánh bại hai đội quân xâm lược
nhà nghề, đánh bại mục tiêu chính trị của chủ nghĩa đế quốc là ngăn chặn làn
sóng chủ nghĩa cộng sản đang lan ra toàn Đông Nam Á. Ngày nay, trước những biến
động của thế giới, trước yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi
càng phải đặc biệt quan tâm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, luôn luôn
giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, bảo đảm cho quân
đội mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc, tuyệt đối
trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét