Lao
động sản xuất, là một trong những chức năng, thể hiện sâu sắc bản chất, truyền
thống của Quân đội ta. Trong 73 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với
hoàn thành tốt chức năng của “đội quân chiến đấu, đội quân công tác”, Quân đội
ta luôn chủ động thực hiện có hiệu quả chức năng “đội quân lao động sản xuất”,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
và xây dựng kinh tế, phát triển đất nước.
Trong
lịch sử phát triển, Quân đội ta cũng vừa chiến đấu, vừa lao động sản xuất, tham
gia xây dựng kinh tế bằng những hình thức, biện pháp sáng tạo, phù hợp, hiệu
quả. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quán triệt quan điểm “vừa
kháng chiến, vừa kiến quốc”, các đơn vị Quân đội đã tích cực lao động sản xuất,
đảm bảo “thực túc binh cường”, thiết thực cải thiện đời sống của bộ đội; đặc
biệt, các cơ sở quân giới đã nêu cao tinh thần tự lực tự cường, tích cực nghiên
cứu, cải tiến, chế tạo hàng chục triệu tấn vũ khí, đạn dược, kịp thời đáp ứng
yêu cầu tác chiến của lực lượng vũ trang và sự phát triển của chiến tranh nhân
dân trên các chiến trường. Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, Bộ Quốc phòng đã chuyển hướng nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế vào
trọng tâm xây dựng căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần tại chỗ trên chiến trường
miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước. Sau khi đất nước thống nhất, Quân đội là lực lượng xung kích hàn gắn vết
thương chiến tranh, tham gia phát triển kinh tế - xã hội với hàng chục vạn cán
bộ, chiến sĩ chuyển sang thực hiện nhiệm vụ quan trọng này và đã hoàn thành
nhiều chương trình, dự án trọng điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng
với kinh tế trên địa bàn cả nước. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, quán triệt
sâu sắc và cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng được Đại hội VI đề ra: “Toàn
dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, “Toàn quân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng
đất nước”, , Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Bộ Quốc
phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát Quân đội và phát huy bản chất, truyền thống
“Bộ đội Cụ Hồ”, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ tham gia sản xuất,
xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Nổi bật là, Quân đội đã tích cực tham
gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội gắn
với xây dựng tiềm lực quốc phòng và thế trận quốc phòng toàn dân trên các địa
bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, đảo, trong đó trọng tâm
là triển khai xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng. Các doanh nghiệp Quân đội
không ngừng đổi mới, phát triển, hội nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh kết hợp với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, chấp hành nghiêm chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sau khi sắp xếp lại,
các doanh nghiệp Quân đội tiếp tục giữ vững sự ổn định, phát triển, tỷ lệ doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả tăng lên, giữ gìn và phát triển tiềm
lực quốc phòng, bảo đảm tốt việc làm và tăng thu nhập của người lao động. Doanh
nghiệp Quân đội có thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra
nước ngoài ngày càng nhiều, trở thành đối tác kinh tế quốc tế có uy tín, góp
phần đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ này, Quân đội vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót,
như: nhận thức của một số cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây
dựng kinh tế chưa đầy đủ; trách nhiệm của một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị trong
lãnh đạo, chỉ đạo có mặt còn hạn chế; cơ chế quản lý, mục tiêu xây dựng các khu
kinh tế - quốc phòng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, tiến độ xây dựng
chậm so với quy hoạch đã được phê duyệt; việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp Quân đội và hiệu quả quản lý, điều hành của bộ
máy quản lý doanh nghiệp chưa thường xuyên và chặt chẽ; hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của một số doanh nghiệp đạt thấp; tiến độ cổ phần hóa còn chậm so với yêu
cầu; công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế của một số
cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ, v.v. Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc
phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các đơn vị và doanh nghiệp Quân đội nghiêm túc
rút kinh nghiệm, kiên quyết sửa chữa, khắc phục kịp thời, triệt để.
Để
đáp ứng yêu cần nhiệm vụ, giữ vững hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong tham gia phát
triển kinh tế - xã hội, các đơn vị, doanh nghiệp Quân đội cần nhận thức son sắc
quan điểm của Đảng, chủ trương của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về kết
hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Trên cơ sở đó, tiếp tục
phát huy truyền thống, năng động, sáng tạo, tích cực tham gia sản xuất, xây
dựng kinh tế, góp phần phát triển đất nước. Trong đó, tập trung thực hiện tốt
một số vấn đề chủ yếu sau:
Một là, tuyên truyền, giáo dục, quán triệt, phải có
chuyển biến tích cực nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cấp ủy, cán bộ, chiến
sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, người lao động đối với nhiệm vụ tham gia
sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, người
chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp đối với nhiệm vụ sản xuất, xây dựng
kinh tế.
Ba là, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp Quân đội, gắn với giữ vững, nâng cao năng lực sản
xuất quốc phòng.
Bốn là, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây
dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế - quốc phòng trên các
địa bàn chiến lược.
Năm là, Phát huy dân chủ của các tổ chức, các lực
lượng trong tham gia đóng góp ý kiến xây
dựng Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế, góp phần phát triển đất
nước và có cơ chế kiểm tra, thanh tra thường xuyên.
Sáu là, chủ động nhạy bén trong đấu tranh, phản bác
các luận điểm sai trái, thù địch nhằm hạ thấp vai trò, uy tín, phẩm chất “Bộ
đội Cụ Hồ” tham gia sản xuất, phát triển kinh tế trong lòng nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét