Quan
hệ Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển mới, là mối quan hệ đối
tác chiến lược toàn diện
Từ khi
bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã có
bước phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2008, hai nước thiết
lập quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Hai nước đã ký nhiều hiệp
định và văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài. Hợp
tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ
chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Đảng; tổ chức 10 cuộc hội thảo về lý luận
giữa hai Đảng. Hai bên thành lập cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương
(2006) để điều phối tổng thể các mặt hợp tác trong quan hệ hai nước. Quan hệ
giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được đẩy mạnh,
hai bên tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận văn bản hợp tác giữa hai Bộ
Ngoại giao (2002), hai Bộ Công an (2003), hai Bộ Quốc phòng (2003)… Quan hệ
giữa các địa phương được tăng cường với nhiều hình thức phong phú. Kể từ khi
bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thương mại Việt – Trung tăng hơn 1.800 lần,
từ 32 triệu USD (1991) lên gần 60 tỷ USD (2014), từ năm 2004, Trung Quốc là bạn
hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương năm
2014 đạt 58,78 tỷ USD. Năm 2016 và đầu năm 2017, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát
triển tích cực và đạt nhiều tiến triển mới, hai bên tiếp tục tăng cường các
chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao. Thông qua các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao
hai nước đã nhất trí kiên trì ổn định, tôn trọng lẫn nhau, tăng cường trao đổi
chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, kiểm
soát và xử lý thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại và các vấn đề nảy sinh, thúc
đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục
phát triển lành mạnh, ổn định… Quan hệ hợp tác giáo dục, văn hoá, thể thao và
du lịch tiếp tục phát triển. Về giáo dục: hiện có hơn 13.500 lưu
học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc và khoảng trên
4.000 học sinh Trung Quốc đang du học tại Việt Nam. Hai bên đang tích cực triển
khai “Kế hoạch thực hiện Hiệp định văn hóa Việt – Trung giai đoạn 2013 – 2015”;
thúc đẩy việc thành lập Trung tâm văn hóa của nước này tại nước kia. Hàng năm,
hai bên trao đổi nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hoá – thể thao,
góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Lợi dụng một số vấn đề còn bất đồng, tranh
chấp về chủ quyền biển đảo giữa ta và Trung Quốc trên biển Đông, Phạm Trần đã cố tình xuyên tạc cho rằng chúng
ta quá lệ thuộc vào Trung Quốc.
Sự thật
mà Phạm Trần cố tình lờ đi, đó là giữa ta và Trung Quốc hai bên đã ký kết “Thỏa
thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” (2011), làm cơ sở cho việc
giải quyết vấn đề Biển Đông. Theo đó, hai bên nhất trí kiên trì giải quyết hòa
bình vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về
Luật Biển 1982 và tinh thần DOC. Trên cơ sở thỏa thuận này, hai bên đã thành
lập cơ chế đàm phán cấp chuyên viên về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và cơ chế
đàm phán cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.
Đến nay, sau các vòng đàm phán, hai bên đã đạt một số kết quả gồm, nhất trí
thành lập Tổ chuyên gia kỹ thuật khảo sát chung phục vụ công tác phân định và
hợp tác cùng phát triển tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ; nhất trí chọn ra 03
dự án trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển để nghiên cứu và triển khai thí
điểm, gồm: Dự án về hợp tác trao đổi, nghiên cứu về quản lý môi trường biển và
hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án về nghiên cứu so
sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông
Trường Giang và Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều
có thể chấp nhận được, hai bên đã thành lập và đưa vào hoạt động Nhóm công tác
bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp
Chính phủ về Biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc (2013) nhằm nghiên cứu và
bàn bạc về các giải pháp mang tính quá độ, không ảnh hưởng lập trường và chủ
trương của mỗi bên, bao gồm vấn đề hợp tác cùng phát triển”. Tuy nhiên, giải
quyết việc tranh chấp trên biển là vấn đề lịch sử, phức tạp, lâu dài khi xem
xét cần phải kiên trì, bản lĩnh, tỉnh táo, tránh nóng vội chủ quan. Hai bên đã
nhất trí giải quyết trên tinh thần nhìn từ tầm cao chiến lược, vì lợi ích của
nhân dân hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế và quan hệ hữu nghị, truyền
thống, không để ảnh hưởng đến sự phát triển, ổn định của mối quan hệ hai nước.
Tóm lại,
những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch là phiến diện, thiếu khách
quan, không có cơ sở, cố tình xuyên tạc mối quan hệ Việt – Trung và đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ cũng như quan điểm về giải quyết mâu thuẫn, bất đồng
trên biển Đông của Đảng và Nhà Nước ta hiện nay. Do vậy, chúng ta cần hết sức
cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của chúng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét