Bầu
cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự
kiện chính trị quan trọng, diễn ra ngay sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng kết thúc thành công rất tốt đẹp. Tổ chức thành công cuộc bầu
cử sẽ tiếp tục góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra
những người tiêu biểu có đủ đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của nhân dân là nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay.
Thế
nhưng, đi ngược lại với mong muốn đó, các thế lực thù địch, phản động và phần
tử cơ hội chính trị lại tỏ thái độ hằn học, chống đối và xem đây là thời cơ để
chống phá. Bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những bình luận, đánh giá
phiến diện, một chiều, quy chụp, các đối tượng xấu đang hướng lái dư luận theo
hướng tiêu cực, kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc nhận
thức sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử. Mà một những nội dung chống phá
chính là xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử.
Trắng trợn hơn là đưa ra những yêu sách đòi Đảng Cộng sản không được tham gia
vào công tác bầu cử, không được thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác bầu cử và
từ bỏ quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Đó là
những đòi hỏi hết sức phi lý.
Vài
tháng trước kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, những luận điệu
hết sức phản động lại lan truyền trên không gian mạng. Bằng cách lấp liếm những
quy định đã được thể chế hóa thành hiến pháp và pháp luật, lập lờ câu chữ,
những tổ chức phản động như Việt Tân cùng với một vài trang mạng vốn thiếu
thiện chí với Việt Nam trắng trợn xuyên tạc vai trò lãnh đạo công tác bầu cử
của Đảng, trong đó có bản chất của việc Đảng giới thiệu người ra ứng cử. Đây là
những lập luận cố tình đánh tráo khái niệm và quy chụp một cách xằng bậy về
tính đại diện với lập trường chính trị của đại biểu Quốc hội. Với suy diễn vô
căn cứ này, các thế lực thù địch âm mưu chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa dân
với Đảng. Để rồi đưa ra những đòi hỏi Quốc hội độc lập với Đảng, phá hoại cơ
cấu đại biểu Quốc hội mà chính là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân
trong định chế lập pháp quyền lực cao nhất cả nước.
Một
trong những nội dung nữa mà các đối tượng xấu tập trung công kích, xuyên tạc là
tính dân chủ trong bầu cử. Trên nhiều trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức
phản động, chống đối điều hành đã xuất hiện những lời lôi kéo cử tri “tẩy chay”
cuộc bầu cử. Họ bịa đặt, vu cáo rằng ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử,
ứng cử, có chăng chỉ là hình thức; kết quả bầu cử đã được sắp đặt trước, nên có
đi bầu cũng như không. Đáng trách là hùa theo những giọng điệu của các thế lực
thù địch, phản động ở nước ngoài, thì ngay trong chính nội bộ ta đã xuất hiện
một số nhân vật cơ hội, bất mãn chính trị lên mạng xã hội viết bài, phát tán
những nội dung xuyên tạc, cổ xúy cho chủ nghĩa tự do vô chính phủ, kích động
nhân dân tẩy chay cuộc bầu cử theo kiểu “không biết không bầu”. Thực ra, việc
lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để chống phá cách mạng Việt Nam không
còn mới. Tuy nhiên, những thủ đoạn, mưu mô và cách thức hoạt động của họ lại
ngày càng thâm độc, tinh vi dưới vỏ bọc “thư ngỏ”; “những lời tâm huyết với Đảng”;
“góp ý, kiến nghị”… nhưng đã gài vào đó các quan điểm xuyên tạc, sai trái. Sâu
xa hơn thì đó là thủ đoạn dọn đường cho sự hình thành tư tưởng “đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập”.
Thấm
nhuần tư tưởng có tính nguyên tắc của Bác Hồ, kể từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
(06/01/1946) đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng phát huy tối đa quyền
làm chủ của nhân dân trong bầu cử. Nước ta đã tổ chức thành công 14 cuộc bầu cử
ĐBQH và hàng chục cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Không chỉ hoàn thiện quy
định của pháp luật về bầu cử qua từng thời kỳ, Quốc hội cũng luôn quan tâm đến
chất lượng đại biểu, tỷ lệ đại diện, đặc biệt là cơ cấu, thành phần. Bởi bảo
đảm được một cơ cấu hợp lý cũng chính là bảo đảm chất lượng hoạt động của Quốc
hội – cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân. Với một cơ cấu đại biểu hợp lý,
thì các tầng lớp nhân dân khác nhau đều được đại diện và có được tiếng nói ở
Quốc hội.
Từ
nay đến ngày chính thức diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại
biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, cơ quan chức năng nhận định: Các thế lực
thù địch sẽ tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc và gia tăng các hoạt động chống
phá. Vì vậy, mỗi người dân cần kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi
dụng quyền tự do dân chủ để xuyên tạc, vi phạm pháp luật, phá hoại cuộc bầu cử;
và điều quan trọng hơn nữa đó là chúng ta phải cảnh giác, tỉnh táo nhận diện,
chủ động đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn thâm độc. Đừng để bị kẻ xấu lôi
kéo mà từ bỏ quyền bầu cử thiêng liêng. Hãy trực tiếp đi bỏ phiếu bầu người đại
diện cho mình vào ngày 23/5 tới đây. Đó cũng là nghĩa vụ, là trách nhiệm của
công dân đối với đất nước.
Mọi người dân hãy mang hết tinh thần trách nhiệm để bầu được những người có đức, có tài vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
Trả lờiXóa