Có một hiện tượng lặp đi lặp lại từ năm này
đến năm khác là cứ gần tới ngày 30-4 hằng năm, BBC tiếng Việt lại sốt sắng tổ
chức, công bố nhiều bài vở liên quan ngày chế độ tay sai nước ngoài ở miền nam
Việt Nam sụp đổ.
Xét
từ tự do thông tin đó là việc bình thường, nhưng xét từ thái độ tiếp cận, quan
điểm, cách thức và thủ đoạn khai thác thông tin,… thì sự quan tâm của BBC đến
ngày 30-4 ở Việt Nam là không bình thường. Vì hầu như suốt 46 năm qua, BBC luôn
chăm chăm tìm mọi cách để xuyên tạc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam, lu loa biện hộ cho “chế độ Sài Gòn”; cố tình khai
thác và khoét sâu một số khác biệt để vu cáo Nhà nước Việt Nam trong vấn đề hòa
hợp dân tộc, tạo diễn đàn giúp một nhóm người thù địch hoặc thiếu thiện chí ở
trong và ngoài nước thay nhau bàn bạc và bình luận tiêu cực; dù Việt Nam phát
triển như thế nào thì BBC vẫn tảng lờ, chỉ chú mục khai thác một số hạn chế còn
tồn tại rồi phóng đại, dựng chuyện, đổi trắng thay đen và biến cá biệt thành
toàn thể nhằm vu cáo Nhà nước Việt Nam…
Vừa
qua cũng vậy, BBC tiếng Việt lại công bố nhiều bài liên quan ngày Việt Nam
thống nhất, tiếp tục khai thác một số thông tin về cuộc sống khó khăn sau chiến
tranh, và có một điều rất không bình thường là BBC đăng tải một số ý kiến coi
ngụy quyền ở miền nam trước đây như là “biểu tượng” vì “đến nay vẫn còn nhiều
ảnh hưởng để tìm hiểu, học hỏi”, vì chính quyền này “tự cung tự chủ, hữu sản
hóa tự cường, người cày có ruộng”, rồi đi đến một điều kỳ quặc là đổ vấy viện
trợ của Mỹ “tạo ra ảnh hưởng xấu, làm đồng tiền Việt Nam bị mất giá, tạo ra lạm
phát ảnh hưởng đến đời sống của người dân, chính phủ không thể thực hiện các
chính sách vĩ mô một cách hiệu quả”! Chỉ có hai khả năng đưa tới việc công bố ý
kiến như vậy: hoặc người của BBC không biết gì về lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ
20, cũng không tìm hiểu hơn nửa thế kỷ qua, các chính khách, nhà nghiên cứu
trên thế giới đánh giá “chế độ bù nhìn Sài Gòn” như thế nào (trong đó có nhiều
chính khách, nhà nghiên cứu của nước Mỹ); hoặc để thực hiện bằng được mưu đồ
xấu theo đuổi đã nhiều năm, BBC bất chấp sự thật và không cần biết thế nào là
xấu hổ, cố giữ bằng được vai trò “truyền thông kền kền” đeo bám vào cái “xác
chết” đã biến mất trên bản đồ chính trị thế giới 46 năm!
Để
vạch trần sự trơ trẽn của BBC khi đăng tải thứ ý kiến tô son trát phấn một cách
lố bịch cho một chế độ bù nhìn, chỉ cần dẫn lại hai ý kiến là đủ: một là trên
tờ Công luận ở Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh) xuất bản ngày 1-9-1968 cảnh báo:
“Người Việt Nam sẽ sa vào một tấn thảm kịch, đó là thảm kịch không tự nuôi sống
mình được. Chỉ trông vào hàng hóa, lúa gạo nhập cảng, thì sợ có ngày vì cái ăn,
cái mặc mà phải sa vào cảnh tự sát của một quốc gia”; hai là vào ngày 1-6-1956,
Thượng nghị sĩ J.F Kennedy (sau là Tổng thống của nước Mỹ) đã từng nói : “Nếu
chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ (chỉ cái gọi là “Việt
Nam cộng hòa” - TN) thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng
ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình
tương lai của nó… Đó là con cái của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó,
chúng ta không thể không biết tới các nhu cầu của nó”!
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa