Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

NVD37 - Cần tỉnh táo, có trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội

 

Sau một năm bùng phát dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới đang chao đảo với cuộc chiến chống Covid-19, nhiều nước đã ghi kỷ lục về số người mắc và tử vong như Mỹ, Ấn Độ, Bra-xin, Nga, Anh…  Nhiều nước có hệ thống y tế hiện đại bậc nhất cũng phải khủng hoảng thiếu máy thở, thiếu nhân viên y tế, bởi số người mắc và tử vong quá tải thì Việt Nam như một điểm sáng trên bản đồ thế giới về chống dịch Covid-19, ghi dấu ấn với nhiều ca mắc Covid-19 nặng bên bờ sinh tử được cứu sống. 

Để có được thành công bước đầu như hôm nay, ngay từ những ngày đầu tiên, Việt Nam đã có những quyết sách chiến lược, có chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ Trung ương tới địa phương, có sự quyết tâm và đồng thuận của các cấp ủy đảng, của Chính phủ, các bộ, ban, ngành và toàn thể nhân dân trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt như: Công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra là Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu và đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội; hạn chế nhập cảnh, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài về; truy vết người tiếp xúc gần, người tiếp xúc với người tiếp xúc; khoanh vùng, cách ly dập dịch…

Lợi dụng Đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động trong và ngoài nước tán phát nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc công tác phòng chống dịch của Việt Nam; vu cáo các cơ quan chức năng “kiểm soát kém” dẫn đến dịch bùng phát; kích động người dân “không tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp “để tránh bị lây nhiễm bệnh”. Điển hình như: Đối tượng Đỗ Ngà tán phát bài “Kết quả nhãn tiền”; trang blog Tiếng Dân tán phát bài “Chuyện chống dịch, chuyện bầu cử”...

Mục đích của chúng nhằm gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cho nhân dân trong nước, làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội, gây nghi ngờ, tạo sự đối lập, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; đồng thời tạo sự hoài nghi, làm mất lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Đây là “luận cứ giả” để thực hiện âm mưu đánh phá vào vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong xử lý dịch bệnh Covid-19 và đánh phá vào một số quan điểm, chính sách của Việt Nam. Kích động người dân “không tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp “để tránh bị lây nhiễm bệnh”....

Vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi công dân chúng ta cần tỉnh táo, thận trọng trong tiếp nhận thông tin, chia sẻ thông tin. Cảnh giác trước các thông tin tuyên truyền sai sự thật về tình hình COVID-19. Tiếp nhận thông tin một cách khoa học, có chọn lọc, việc tiếp cận nguồn thông tin ở những trang không chính thống, thiếu cơ sở khoa học có thể gây nên tình trạng “ngộ nhận”, hiểu sai lệch về tình hình dịch COVID-19. Mỗi công dân cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. lên án những hành vi tuyên truyền thông tin sai sự thật, góp phần loại bỏ thông tin tiêu cực, xây dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho xã hội.

 

 

1 nhận xét:

  1. Trên các trang MXH hiện nay tràn lan các thông tin xấu, độc. Vì vậy chúng ta cần phải có sự nhìn nhận khách quan, chính xác, toàn diện về mọi vấn đề; nhất là khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Hãy thể hiện đúng là người Việt Nam yêu nước trong sự tỉnh táo và sáng suốt.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...