Sau khi Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã thông qua Nguyễn Hữu Chí gửi kháng nghị lên Liên hợp quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an thảo luận vấn đề này. Khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Hoàng Hoa đã giảo biện cho hành động xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh vừa tiến hành. Ngày 27/2/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: Sẽ thả toàn bộ 48 sĩ quan, binh lính của chính quyền Việt Nam cộng hòa và một sĩ quan liên lạc Mỹ bị bắt trong cuộc chiến xâm lược trái phép quần đảo Hoàng Sa. Đến tháng 5/1974, Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định điều gấp 3 tàu hộ vệ mang tên lửa từ Hạm đội Đông Hải chi viện cho Hạm đội Nam Hải nhằm duy trì sự chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Từ đó đến
nay, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng
cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, đồng thời có những hành
động trắng trợn để tiếp tục bành chướng xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam
và ra Biển Đông.
Lập trường
nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố
Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt
Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị
giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới.
Bằng chứng
lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo này đã và đang được
nhiều quốc gia, cộng đồng quốc tế và nhiều nhà khoa học khẳng định: Nhà
nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ
quyền của mình đối với 2 quần đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, chí ít là
từ thế kỷ thứ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần
đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ
hiện hành- nguyên tắc chiếm hữu thật sự- của Công pháp quốc tế.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển
Đông, chủ trương nhất quán của Việt Nam rất rõ ràng, đó là kiên trì, kiên quyết
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp. Chúng
ta vừa đấu tranh bằng mọi biện pháp đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc
gia, quyền và lợi ích hợp pháp nhưng vẫn phải có trách nhiệm duy trì hòa bình, ổn
định và hợp tác khu vực. Nói cách khác, Việt Nam sẽ giải quyết bằng phương pháp
hòa bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét