Dân chủ và nhân quyền (quyền con người) là hai chế định gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhân quyền vừa là nền tảng, vừa là lý tưởng của dân chủ; ngược lại dân chủ là điều kiện để thực thi nhân quyền, là thể chế chính trị bảo đảm và thực thi quyền con người. Mỗi bước tiến của dân chủ phản ánh tiến bộ về quyền con người, dân chủ phát triển càng cao thì quyền con người càng được khẳng định. Nhân quyền (quyền con người) là một phạm trù chính trị, lịch sử, pháp lý, xã hội và là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, nên luôn có các cách hiểu khác nhau, từ khái niệm, nội dung đến cách thức thực hiện.
Trong
bối cảnh tồn tại giai cấp đối kháng hiện nay, nhân quyền luôn bị các thế lực
thù địch lợi dụng, chính trị hóa để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
khác, trong đó có Việt Nam. Các thế lực thù địch sử dụng chính sách “ngoại giao
nhân quyền” để áp đặt tiêu chuẩn, “xuất khẩu” nhân quyền phương Tây trên phạm
vi toàn cầu thông qua luận điểm về “giá trị phổ quát” của nhân quyền. Họ thường
áp đặt các giá trị dân chủ, nhân quyền kiểu phương Tây cho các nước khác trên tất
cả các lĩnh vực, như xây dựng, thực thi pháp luật, hoàn thiện thể chế, thúc đẩy
phát triển “xã hội dân sự” nhằm tạo đối trọng với chính phủ. Ngày 30/12/2021, trang blog VOV Tiếng Việt tán
phát bài “Nhân quyền Việt Nam: Một năm đàn áp trong sự nương nhẹ của phương
Tây”, nội dung xuyên tạc cho rằng năm 2021 Việt Nam đẩy mạnh các hành vi vi phạm
nhân quyền trên diện rộng, truy lùng các nhà hoạt động cộng đồng, bảo vệ nhân
quyền, bất đồng chính kiến” Vu cáo Đảng áp dụng Điều 117, Điều 331 Bộ luật hình
sự và “Lợi thế của đại dịch COVID-19, sự mất tập trung của cộng đồng quốc tế” để
“đàn áp những người bất đồng chính kiến, tự do ngôn luận”; cổ súy cho các hành
vi vi phạm pháp luật của các đối tượng; phản đối chế độ một Đảng lãnh đạo ở Việt
Nam; kêu gọi cộng đồng quốc tế “trừng phạt các nhà lãnh đạo Việt Nam theo Đạo
luật Manigsky”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét