Sau vụ việc Nguyễn
Thái Vân An (08 tuổi, tại chung cư Sài Gòn Pearl/ Phường 22/ quận Bình Thạnh/ TP. Hồ Chí Minh) bị tử
vong sau những trận đòn roi của người mẹ kế đang làm rúng động dư luận. Tất cả
chúng ta đều căm giận trước hành vi phi nhân tính của người mẹ kế và để rồi,
chúng ta đi tìm nguyên nhân của hành động phi nhân tính trên, để đưa ra biện
pháp giải quyết, để những vụ việc đáng tiếc như trên không thể xảy ra nữa hoặc
hạn chế xảy ra ở mức thấp nhất.
Như một thói quen
thông lệ, ngay khi tiếp nhận thông tin vụ việc diễn ra, rất nhanh chóng, đám
phản động, rân chủ như có cớ bắt được vàng, lợi dụng sự ra đi của em để kích động
cũng như định hướng dư luận xã hội đổ lỗi nguyên nhân em tử vong là Việt Nam
không có nhân quyền. Nghe qua lý thuyết này có vẻ gượng gạo nhưng bằng những
cách lập luận khác nhau, các đối tượng đã gán ghép quy nó trở thành 1 mối. Tất
cả chỉ vì các đối tượng muốn kích động, chia rẽ và thổi bùng lên sự bất mãn của
người dân với chính quyền, với chế độ mà thôi.
Khi vụ việc bé gái 8
tuổi là một trong những vụ việc hi hữu dẫn đến sự tử vong của cháu bé thì các
đối tượng xuyên tạc như đó là bản chất xã hội và diễn ra thường xuyên thì các
đối tượng lại lờ đi chuyện trẻ em bị bạo hành cả về thể xác và tinh thần là một
vấn nạn của cả thế giới trong xã hội hiện đại ngày hôm này. Đặc biệt nó lại
diễn ra nghiêm trọng tại các nước phương Tây, nơi kinh tế khá phát triển. Do
đó, có thể thấy vấn đề không phải nằm ở bản chất chế độ mà do mặt trái của cuộc
sống hiện đại ngày nay và thậm chí nằm ở sự bất công, bất bình đẳng xã hội. Ví
dụ như theo tổ chức UNICEF của Liên Hợp Quốc cứ mỗi 7 phút thì có 1 trẻ em tử
vong vì bạo lực. Trong đó, tại Hoa Kỳ, các người trẻ da đen không phải gốc nói
tiếng Tây Ban Nha thuộc lứa tuổi 10-19 có khả thể bị g.i.ế.t cao gấp 19 lần một
người trẻ da trắng không phải gốc nói tiếng Tây Ban Nha cùng lứa tuổi. Hay theo
Hội bảo vệ trẻ em Hoa Kỳ, từ năm 2019, mỗi năm có khoảng 3000 trẻ em Mỹ bị giết
bằng súng, có khoảng 500 trẻ em tại Mỹ tử vong do các lý do gia đình.
Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt
Nam về bảo đảm quyền con người còn được cụ thể hóa trong các đạo luật quan
trọng của Nhà nước như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Báo chí,
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng… Hơn nữa,
thực tế cũng cho thấy, trong những năm qua Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành
tựu quan trọng trong đảm bảo quyền con người, nhất là quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận, hội họp… Cùng với đó, rất nhiều chính
sách an sinh xã hội đã được Đảng, Nhà nước triển khai nhằm hướng tới người
nghèo, người yếu thế, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo dễ dàng tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là tại các địa bàn nông thôn, miền núi, hải
đảo. Đúng như lời thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bên lề Hội nghị COP 26 về
nhân quyền: “ Nhân quyền lớn nhất của chúng ta là không để ai thiếu ăn, thiếu
mặc, lúc khó khăn hoạn nạn không ai bị bỏ lại phía sau”. Đó là minh chứng rõ
nét nhất bác bỏ lại mọi luận điệu xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam,
vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền” của các thế lực, đối tượng thù địch, phản
động.
Nhân quyền là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp và
thường xuyên bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng nhằm chống phá Đảng,
Nhà nước ta, thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối. Bởi vậy, hơn lúc nào hết
mỗi chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn, hiểu đúng, đầy đủ về nó và luôn tỉnh
táo, cảnh giác để nhận diện các luận điệu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề nhân quyền
để chống Việt Nam của các thế lực, thù địch, phần tử xấu./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét