Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

NVB38 - NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ KỲ HỌP BẤT THƯỜNG CỦA QUỐC HỘI KHÓA XV

         Vừa qua, Quốc hội khoá XV đã khai mạc phiên họp bất thường lần thứ nhất. Việc họp bất thường để nhanh chóng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Tuy nhiên, một số đối tượng xấu, chống đối, cơ hội chính trị đã nhanh chóng xuyên tạc, hướng lái thông tin tiêu cực. Trong đó, RFA đưa ra bài viết “Quốc hội họp bất thường có bình thường không vào lúc này?”. Và để trả lời cho câu hỏi trên, RFA đưa ra hàng loạt thuyết âm mưu. Họ rêu rao: “Khi Quốc hội Việt Nam tổ chức họp bất thường với những lý do không thuyết phục nghĩa là đã có chuyện không thể tiết lộ phía sau”, “Cái Quốc hội này chỉ là cơ quan cây cảnh. Vấn đề quan trọng là họ có cái gọi là Thường vụ Quốc hội có thể quyết định thay thế Quốc hội”… Những kẻ này đang cố tình vẽ ra những “bóng ma” không có thật mang tên bất thường để hù doạ người dân.

Việc tổ chức họp bất thường là việc cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh đất nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Như đánh giá của Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường: “Trước những yêu cầu cấp bách và giải quyết những yêu cầu thực tiễn đặt ra, Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ nhất… Nếu cũng nội dung này mà chúng ta để đến 6 tháng sau mới đưa vào kỳ họp thì sẽ làm chậm sự phát triển của đất nước”. Việc tiến hành phiên họp bất thường là để kịp thời giải quyết những yêu cầu trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; nhanh chóng thể chế hoá, cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng để sớm đưa vào cuộc sống.

Khoản 2 Điều 90 Luật Tổ chức Quốc hội có quy định Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ; Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Như vậy, việc tổ chức họp bất thường là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, trước khi tổ chức phiên họp bất thường, các cơ quan chức năng đã có thông báo rộng rãi về việc tổ chức phiên họp và các nội dung cần làm việc.

Nhận thức đánh giá đúng xu hướng diễn biến của dư luận là một vấn đề rất quan trọng, định hướng tư tưởng, củng cố lập trường, xây dựng niềm tin cho cán bộ đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân với sự lãnh đạo của đảng. Đồng thời nhìn nhận đúng đắn và đấu tranh kiên quyết với những dư luận sai trái xuyên tạc của các thế lực thù địch, làm cho Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của xã hội.

       Chúng ta cần nhận dạng một số dư luận trái chiều, xuyên tạc đang tồn tại hiện nay như sau: những quan điểm phủ nhận những thành quả của đất nước, những thành tựu đổi mới mà toàn Đảng, toàn dân ta đang tiến hành; mượn một số tồn tại nhất thời trong phát triển kinh tế - xã hội, chính sách an sinh xã hội để xoáy sâu vào những yếu kém, kích động tạo sự hoài nghi của đội ngũ cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền một số địa phương; bôi nhọa, nói xấu vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tạo dư luận trái chiều chia rẽ làm mất đoàn kết nội bộ, phê phán, tâng bốc cán bộ lãnh đạo theo hướng một chiều, vô căn cứ…

Nhìn nhận đánh giá đúng dư luận xã hội hiện nay là cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng nhằm củng cố, bảo vệ Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Do đó hơn lúc nào hết chúng ta cần phải tỉnh táo, phân tích khách quan toàn diện những diễn biến của tình hình và đấu tranh có hiệu quả với những quan điểm, tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...