Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

NVI39 - “TÁI DIỄN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG COVID-19 ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC”

 

Trong những năm qua tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp; các loại thuốc đặc trị COVID-19 chưa ra đời, thì các đối tượng phản động, chống đối lợi dụng “nước đục thả câu”, tìm cách vu khống tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, lấy cớ miệt thị chính quyền, đả phá chế độ. Các đối tượng sử dụng chiêu bài xuyên tạc thông tin về tình hình dịch bệnh, hướng lái dư luận theo mưu đồ mà chúng đã sắp đặt. Hoạt động của số này vẫn thông qua hình thức đăng tải các tin, bài viết, bình luận, chia sẻ, tán phát các video, tài liệu... trên Internet.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, các kênh truyền thông, báo chí tiếp tục khẳng định vai trò trong tuyên truyền, cung cấp thông tin cùng nhân dân cả nước ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, với sự phức tạp của tình hình, cùng với đó là lúc các đối tượng phản động, chống đối chớp thời cơ, tuyên truyền thông tin sai sự thật, công kích công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh. Lợi dụng “khoảng trống thông tin” khi các kênh truyền thông chính thức nhà nước chưa đưa tin, các đối tượng chống đối đã triệt để tận dụng bằng những thông tin sai sự thật, lồng ghép những ý đồ, bịa đặt về tình hình dịch bệnh diễn ra tại Việt Nam nhằm gây nên sự hoang mang, lo lắng trong nhân dân. Với sự bịa đặt, gán ghép thông tin, chúng đã đưa ra các kịch bản làm cho cộng đồng mạng mất phương hướng, thậm chí có những người còn a dua, phụ họa thêm cho các hành vi sai trái đó.

Vẫn với phương thức “bình cũ, rượu mới”, số đối tượng phản động, chống đối đưa tin về tình hình dịch bệnh theo lối nửa tin, nửa ngờ để phục vụ âm mưu, ý đồ chống phá Nhà nước. Một số website, fanpage facebook, blogspot của tổ chức khủng bố “Việt Tân”; một số nhóm chống đối “Nhật ký yêu nước”; “Thanh niên Công giáo”; “Dân luận”... đăng tải thông tin bịa đặt về dịch bệnh ở Việt Nam. Đó là cách tổ chức khủng bố “Việt Tân” hướng lái nhằm vu cáo Nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát người nhập cảnh, kiểm soát tình hình dịch COVID-19. Các đối tượng phản động, chống đối sử dụng các trang web có máy chủ đặt ở nước ngoài; khai thác các tính năng bình luận, chia sẻ, livestream; thăm dò ý kiến dư luận qua mạng xã hội; tạo các bài viết mang tính giật gân, gây sốc để thu hút sự chú ý, quan tâm của dư luận. Bằng nhiều cách, các đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh xảy ra tại Việt Nam để vu cáo với các luận điệu: Việt Nam thiếu minh bạch trong tình hình dịch bệnh...

Tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến rất phức tạp trên thế giới, trong đó có nước ta. Để chiến thắng dịch bệnh, đòi hỏi quyết tâm cao như Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định: “Chống dịch như chống giặc”, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cần đấu tranh ngăn chặn thủ đoạn lợi dụng dịch Covid-19 để chống phá đất nước của các thế lực thù địch trên truyền thông xã hội, bao gồm các biện pháp chủ yếu:

Một là, các cơ quan chức năng cần kịp thời minh bạch thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 và định hướng cho nhân dân nhận thức đầy đủ về tình hình dịch bệnh, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng chiếm lĩnh “khoảng trống” truyền thông xã hội để đưa thông tin xấu độc. Trên từng địa bàn dân cư, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là ngành tuyên giáo, ngành thông tin và truyền thông ở cơ sở trong thực hiện minh bạch thông tin, định hướng nhận thức kịp thời cho người dân về tình hình dịch bệnh.

Hai là, quản lý chặt chẽ, xử lý chính xác thông tin về dịch bệnh Covid-19 trên truyền thông xã hội theo Luật An ninh mạng. Để quản lý tốt, cần thực hiện hiệu quả việc lọc và phát hiện tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh; kịp thời ngăn chặn sự lan truyền tin giả ngay khi nó xuất hiện. Bởi kỹ thuật chỉ có thể kiểm soát, chế định bằng kỹ thuật. Vì vậy, cần đầu tư, phát triển trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm sàng lọc nhanh tin giả, tin sai sự thật… để có biện pháp cảnh báo, ngăn chặn kịp thời.

Ba là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm tuân thủ pháp luật cho mỗi người dân sử dụng mạng xã hội và nâng cao cảnh giác tránh để thông tin xấu độc lợi dụng dịch Covid-19 dẫn dắt. Vì vậy, cần cung cấp, cập nhật thường xuyên hệ thống văn bản pháp luật, quan điểm chính thống của Đảng, Nhà nước trên truyền thông đại chúng để định hướng người dân sử dụng mạng xã hội khi tiếp cận thông tin nói chung, thông tin về dịch bệnh Covid-19 trên không gian mạng nói riêng.

Bốn là, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong nước, giữa trong nước và nước ngoài nhằm ngăn chặn, xử lý các thông tin xấu độc nói chung và thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 mang nội dung chống phá đất nước. Từ đặc điểm “không có biên giới rõ ràng” của môi trường internet, của truyền thông mạng xã hội, đặt ra vấn đề cần thiết phải có sự phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước trên thế giới và các định chế quốc tế với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ nước ngoài (như Facebook, Google, Youtube, Twitter…) để thực hiện hiệu quả việc ngăn chặn, xử lý và loại trừ những nguy cơ mà truyền thông xã hội gây ra./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...